Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy văn hóa dân tộc môn Lịch sử 10

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 923.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích mà đề tài này hướng đến chính là để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học giúp các em yêu thích hơn môn học lịch sử, yêu thích tìm hiểu văn hóa của dân tộc. Từ đó các em sẽ hiểu, cảm nhận được những giá trị văn hóa mà ông cha để lại và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giảng dạy văn hóa dân tộc môn Lịch sử 10 MỤC LỤCNội dung TrangI. MỞ ĐẦU 21. Lý do chọn đề tài 22. Mục đích nghiên cứu 33. Đối tượng nghiên cứu 34. Phương pháp nghiên cứu 3II. NỘI DUNG 31. Cơ sở lý luận của SKKN 32. Thực trạng của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học bài 20... 43. Những giải pháp thực hiện 53.1.Nhận thức đúng về vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi 53.2. Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi trong bài 20... 53.3. Nguyên tắc khi sử dụng câu hỏi 63.4. Kỹ năng sử dụng câu hỏi 83.4.1. Phân loại hệ thống câu hỏi 83.4.2. Các bước tiến hành 83.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài 20... 83.5.1. Sử dụng câu hỏi ở phần kiểm tra bài cũ 83.5.2. Sử dụng câu hỏi nhằm cung cấp nội dung kiến thức... 93.5.3. Sử dụng câu hỏi nhằm khai thác kênh hình... 113.5.4. Sử dụng câu hỏi nhằm củng cố bài học 174. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục... 174.1. Hiệu quả 174.2. Kết quả thực nghiệm 17III. Kết luận, kiến nghị 181. Kết luận 182. Kiến nghị 18Phụ lục 20Tài liệu tham khảo 26 1 I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài: Môn lịch sử trong trường THPT là môn học có ý nghĩa và vị trí quantrọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Đảng vàNhà nước ta xác định. Bởi lịch sử giúp học sinh nắm được những kiến thức cơbản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hìnhthành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tựhào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sửcòn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúngđắn trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người ViệtNam trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tình trạng học sử của học sinh ngày nay là một điều báo động.Học sinh không thích học sử, vô cảm trước lịch sử, và như vậy sẽ có nguy cơ vôcảm trước vận mệnh dân tộc. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, theo tôi tựu chung lại có mấylý do sau: Thứ nhất, Sách giáo khoa Lịch sử mang tính hàn lâm, chưa hấp dẫn,kiến thức còn dàn trải, nặng nề.Thứ hai, tác động tiêu cực của cơ chế thị trườngdẫn đến học sinh chỉ tập trung học những môn thi vào các trường đại học saunày ra kiếm được nhiều tiền.Thứ ba, lối dạy lịch sử vẫn chủ yếu thầy nói trònghe làm cho chất lượng bộ môn không cao.Thứ tư, vấn đề thi cử đánh giá nhưhiện nay cũng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học lịch sử. Môn sử chỉ là môn tựchọn. Học sinh ít chọn môn lịch sử đương nhiên các em sẽ không học lịch sử... Để khắc phục thực trạng trên cần có sự tham gia của toàn xã hội mà đặcbiệt là ngành giáo dục nước nhà để có những giải pháp tối ưu. Song theo chủquan của tôi cần phải có những giải pháp sau: Thứ nhất, đưa môn lịch sử vềđúng với vị trí, vai trò của nó. Xác định lịch sử là môn học chính khóa bắt buộctrong chương trình giáo dục phổ thông nước ta.Thứ hai, biên soạn lại sách giáokhoa lịch sử phổ thông theo hướng bỏ bớt tính hàn lâm để lịch sử gần gũi hơn,sinh động hơn.Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử và bồi dưỡngđội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử ngang tầm với yêu cầu mới. Đâu là phương pháp hiệu quả để kích thích sự say mê, tìm tòi, khám phácủa học sinh với môn lịch sử? Đi tìm trong rất nhiều phương pháp dạy học nhưsử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng đồ dùng trực quan, ... thì tôi thấy hiệu quảđó là sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong họctập lịch sử. Bởi vì với những câu hỏi của người thầy, người học chủ động tìmđến, khám phá và tiếp thu những cái mới chứ không chỉ thụ động như những cỗmáy chép. Ngoài ra phương pháp này còn hình thành nên những thao tác tư duycho các em, rèn luyện kĩ năng tự học tốt hơn. Trong dạy học lị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: