Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.97 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An" nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An; Đề xuất một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 SÁNG KIẾN Tên đề tài:“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ QUẢN THỜI GIAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4, TỈNH NGHỆ AN” LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Trần Thị Nga – ĐT: 0889.78.79.68 Phan Văn Thành – ĐT: 0931.366.857 Lê Văn Tư – ĐT:0983741160 Tháng 4/2024 1 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Patch Adams một bác sĩ người Mỹ viết: “Bạn phải biết mình muốn gì. Đây làtrọng tâm để hành động theo ý định của bạn. Khi bạn biết mình muốn gì, bạn sẽnhận ra rằng tất cả những gì còn lại lúc này là quản lý thời gian.” Câu nói trên đãhướng tới vấn đề quản lý thời gian trong cuộc sống để biến thời gian mỗi ngàythành giá trị của cả đời người mình mong muốn. Thời gian là phép màu. Buổi sáng, bạn thức dậy, thì này, túi bạn đã đầy 24giờ trong cái chuỗi thời gian của đời bạn. Hai mươi bốn giờ đó là của bạn đấy,không có của cải nào quý hơn. Không ai cướp được bảo vật đó của bạn. Mà cũngkhông ai lãnh nó nhiều hơn hoặc ít hơn bạn. Thật là một chế độ dân chủ lí tưởng.Trong cái xứ sở của thời gian, giàu nghèo cũng như nhau, khôn dại cũng như nhau.Thiên tài cũng không được hưởng thêm, dù chỉ là một giờ mỗi ngày. Và cũngkhông có hình phạt. Bạn phung phí thời gian quí báu của bạn ra sao tùy ý, sự tiếptế cũng không vì vậy mà ngừng lại. Nhưng bạn cũng không có thể tiêu non thờigian được. Không thể nào mang nợ! Bạn chỉ có thể tiêu phí thời gian đã qua;không thể tiêu phí được ngày mai. Thời gian là một trong hai phạm trù xác định sự tồn tại của sự vật hiệntượng. Thời gian là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động của con người là yếutố rất quan trọng chi phối sự thành bại của các hoạt động ấy. Thế nhưng Trongnhịp sống hiện nay, nhiều hoạt động, hình thức sinh hoạt, giải trí, những cuộcđiện thoại, email, sự cám dỗ của mạng xã hội, Youtube và các trang web tin tứcliên tục cập nhật, bạn bè xung quanh sẽ dành nhiều thời gian thích chơi đùa hơnviệc học, bạn bè sẽ thường xuyên ghé sang chỗ bạn để tán gẫu khiến bạn khôngthể nào hoàn thành bài vở, hiệu suất làm việc hay học tập của bạn có khả năngtụt dốc không phanh; làm đứt gãy đà làm việc và phá vỡ khả năng duy trì tậptrung của chúng ta, đốt cháy năng lượng thời gian một cách ghê sợ mà hìnhchung chúng ta không hề thấy. Do đó, giải pháp thông minh cho vấn đề này chính là bạn bắt đầu học cáchrèn luyện kỹ năng tự quản thời gian thành một thói quen. Điều mấu chốt cho vấnđề này, cần phải có những chiến lược phù hợp. Và giáo dục kỹ năng quản lý thờigian sẽ giúp các em học sinh thực hành những phương pháp đơn giản cải thiện sựsao nháng học tập, lãng phí thời gian vào những trò chơi tiêu khiển vô bổ, hìnhthành và phát triển nhân cách duy trì tinh thần giàu năng lượng để hiện thực hóacác mục tiêu quan trọng cuộc đời. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biệnpháp giáo dục kỹ năng tự quản thời gian nhằm nâng cao hiệu quả học tập vàrèn luyện cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT ĐôLương 4, Nghệ An.” với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các 1đồng nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triểnnhững năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian chohọc sinh trung học phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho họcsinh trung học phổ thông. - Khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinhtrung học phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian chohọc sinh trung học phổ thông. - Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp. 3. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuấtmột số giải pháp để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT. - Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường THPT Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2022 – 2023 và 2023 - 2024 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về phát triển kĩ năng tựquản lý thời gian cho học sinh THPT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát 4.3. Các phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, xử lý số liệuđịnh lượng kết quả nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất các biệnpháp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT. 5. Tính mới của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT - Làm sáng tỏ thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT ĐôLương 4, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất được một số kinh nghiệm giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thờigian học sinh THPT. - Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho công tác giáo dụctrong các trường phổ thông. 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: