Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.72 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng, các giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ học cho HS THPT miền núi Tương Dương thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế việc bỏ học của học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong tình hình hiện nay và trong những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng miền núi thì đồng bào các dân tộcthiểu số có vai trò quyết định và là chủ thể của quá trình phát triển bền vững ởnhững vùng này. Vì vậy, phát huy nội lực của cộng đồng các dân tộc thiểu số(DTTS) để phát triển là nhu cầu tất yếu và là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ởđịa bàn miền núi. Thực tế ở vùng DTTS và miền núi hiện nay, mặc dù chất lượng giáo dục đãđược cải thiện và nâng cao nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế - xã hộikhác nhau vẫn tồn tại tình trạng học sinh bỏ học. Thực trạng này diễn ra ở tất cảcác khối, lớp và đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần nghiên cứuthực trạng tình hình HS bỏ học, xác định rõ nguyên nhân để từ đó có những giảipháp giảm thiểu và khắc phục tình trạng bỏ học, góp phần cùng với nhà trườnghoàn thành mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn đào tạonhân lực có chất lượng người DTTS cho địa phương. Học sinh bỏ học kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đốivới cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. Những thành phầnnày thường dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó hình thành nên một lượng thanh thiếuniên thất học, lêu lổng, nhiễm các thói hư, tật xấu, sa vào các tệ nạn xã hội, thườngxuyên vi phạm pháp luật, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều đáng longại hơn ở Tương Dương chúng tôi, nhiều em sau khi bỏ học về với bản làng đãtrở thành con nghiện lúc nào không biết sau những ngày rời bỏ mái trường. Chínhvì vậy, giảm thiểu lượng học sinh bỏ học là một việc làm vô cùng cấp thiết. Những năm qua tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT miền núi TươngDương chiếm tỷ lệ khá cao. Nỗi lo học sinh bỏ học trở thành mối quan tâm, lo lắngthường xuyên của nhà trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm, những người trực tiếpquản lý sĩ số lớp mình. Đối với học sinh DTTS trọ học xa nhà, thiếu thốn cả vậtchất lẫn tinh thần, giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người gần gũi nhất giống nhưngười bố, người mẹ thứ 2 để có thể thấu hiểu, cảm thông và hỗ trợ cho các emtrong học tập và cuộc sống. GVCN là người nắm bắt rõ nhất hoàn cảnh, nhu cầu,tâm lý, tính cách, mục tiêu của mỗi học sinh nên trong vấn đề giáo dục, khuyên rănhọc sinh nhằm duy trì sĩ số thì vai trò của thầy cô chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề thiết thực trên và thực tiễn gần 20 năm làm chủnhiệm tại ngôi trường THPT miền núi này chúng tôi thực hiện đề tài sáng kiếnkinh nghiệm: “Một số biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinhTHPT miền núi Tương Dương qua công tác chủ nhiệm”. Với mong muốn đượcchia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp học hỏi, trao đổi để đề tài ngày càng đượchoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn. 1 II. Mục đích nghiên cứu.Giảm thiểu tình trạng bỏ học cho học sinh (HS) THPT miền núi Tương Dương. III. Đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng, các giải pháp giảm thiểu tình trạng bỏ họccho HS THPT miền núi Tương Dương thông qua công tác chủ nhiệm ở trườngTHPT Tương Dương 1. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế việc bỏ học của học sinh trường THPTTương Dương 1 trong tình hình hiện nay và trong những năm tiếp theo. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu lý luận về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, các phươngpháp, quan điểm của các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý, tình cảm của học sinhTHPT. - Các văn bản của Bộ GD&ĐT và các ngành các cấp liên quan đến công tácgiáo dục học sinh. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích,kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Phương pháp thống kê, đối chiếu, phân tích tổng hợp từ thực tiễn bỏ học củahọc sinh trong các năm học 2020 – 2021, 2021 - 2022 đối chiếu với năm học 2022-2023 và học kỳ I năm học 2023 - 2024. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề - Khảo sát thực trạng bỏ học của HS trường THPT Tương Dương 1. - Thực nghiệm các giải pháp phòng chống HS bỏ học thông qua công tác chủnhiệm lớp. - Phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả của đề tài VI. Những đóng góp của đề tài. - Trình bày được những cơ sở lý luận của vấn đề - Xác định được thực trạng bỏ học của học sinh THPT Tương Dương 1 - Đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực tiễn và đối tượng học sinh THPTmiền núi trong hoạt động chủ nhiệm lớp. - Nhận thấy được vai trò quan trọng của GVCN trong công tác phòng chốngHS bỏ học. 2 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Đặc điểm HS THPT miền núi Học sinh trường THPT miền núi đa số các em là con em các dân tộc thiểu sốvùng cao, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nhận thức về xã hội, môitrường và kỹ năng sống còn nhiều hạn chế. Cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuấtcủa các em và gia đình ở địa phương chủ gắn liền với thiên nhiên. Môi trường họctập của các em có sự giao lưu về văn hoá giữa các dân tộc khác nhau ở nhiều địaphương khác nhau. Hình ảnh cuộc số ng củ a phụ huynh phụ thuộc chủ yế u và o nương rẫy Từ hoàn cảnh sống, văn hóa của các dân tộc vùng miền núi đã làm cho học sinhcác dân tộc ở trường THPT miền núi có những đặc điểm tâm lý như ý chí rènluyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật,... còn hạn chế. Học sinh dântộc có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô,tình bạn, trung thực, dũng cảm. Bên cạnh đó cũng có những học sinh rụt rè, nhútnhát, tự ty ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: