Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống và dạy kĩ năng mềm cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Tương Dương

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.66 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (47 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp học sinh phát triển những phẩm chất tốt đẹp, từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách. Bởi giáo dục giá trị sống là giáo dục những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời giúp học sinh hình thành những phẩm chất, năng lực còn thiếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống và dạy kĩ năng mềm cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Tương Dương PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là xây dựng con người phát triển toàndiện cả về năng lực lẫn phẩm chất, đặc biệt là các kĩ năng sống, giá trị sống. Đểthực hiện được mục tiêu đó cần tiến hành giáo dục các giá trị sống cho học sinh ởtất cả các bậc học. Giáo dục giá trị sống giúp học sinh phát triển toàn diện về nhâncách. Vì vậy việc giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống hiện nay ở các trườngTHPT đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục vàđào tạo, đặc biệt ở các trường THPT ở khu vực miền núi. Để giáo dục giá trị sốngvà kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao góp phần hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giaiđoạn hiện nay cần sự chung tay nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong các nhà trườngTHPT. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trườngTHPT, đặc biệt với đối tượng học sinh THPT các huyện miền núi đang là một thửthách đối với giáo viên hiện nay bởi học sinh có phần xem nhẹ việc bồi dưỡng lýtưởng sống; ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc vănhóa dân tộc; thái độ sống, giao tiếp với mọi người... bồi dưỡng giá trị sống và rènluyện kỹ năng sống ít được thế hệ trẻ ngày nay chú trọng. Qua việc tìm hiểu, quan sát trong quá trình giảng dạy về ý thức thái độ,mục đích học tập, kỹ năng sống của các em… tôi đã từng bước nắm bắt tình hìnhbồi dưỡng đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống của các em học sinh ở cả ba khối lớp10, 11, 12. Từ lý do nêu trên tôi nhận thấy việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sốngcho học sinh trong nhà trường không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục, nhiệmvụ của người giáo viên giảng dạy, người cán bộ quản lí mà trở thành một nhu cầubức thiết của xã hội. Đặc biệt bức thiết đối với đối tượng học sinh đồng bào dântộc thiểu số. Học sinh trường THPT Tương Dương ngoài những khó khăn chung của lứatuổi, các em hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó các em đến từcác bản làng xa xôi trong huyện mang theo nhiều phong tục lạc hậu, nhiều thóiquen sinh hoạt chưa phù hợp, thiếu kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ nănggiải quyết vấn đề, kĩ năng ứng phó với các khăn trong cuộc sống, kĩ năng tự phụcvụ bản thân….. Hơn nữa trong quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức đòi hỏithế hệ trẻ là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số cần làm chủ tri thức, rút ngắnkhoảng cách chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tựtin,năng động. Hiểu được vai trò quan trọng của việc giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩnăng sống cho học sinh nói chung và học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở Tương 1Dương nói riêng nhóm đã nghiên cứu và mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số giảipháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống và dạy kĩ năng mềm cho học sinhdân tộc thiểu số huyện Tương Dương” II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu của giáo dục giá trị sống và kĩ năng mềm Giáo dục giá trị sống giúp học sinh phát triển những phẩm chất tốt đẹp, từđó góp phần hoàn thiện nhân cách. Bởi giáo dục giá trị sống là giáo dục nhữngđiều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời giúp học sinh hình thành những phẩmchất, năng lực còn thiếu. Giáo dục giá trị sống giúp học sinh cải thiện các mối quan hệ giữa thầy côvới học sinh, giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với những người xungquanh vì khi hiểu về các giá trị sống, các em biết cách tôn trọng bản thân và ngườikhác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong các mối quan hệ,từ đó góp phần cải thiện các mối quan hệ của mình. Giáo dục giá trị sống giúp học sinh nâng cao kết quả học tập, tăng sự hứngthú và yêu thích việc học. Hơn thế nữa, việc tiếp nhận các giá trị giúp cho họcsinh có trách nhiệm với bản thân hơn, từ đó kết quả học tập được cải thiện. Rèn luyện kĩ năng trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độphù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen tích cựctrong các mối quan hệ, các tình huống và các hoạt động hằng ngày. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàndiện: Học để biết – Học để làm – Học để làm người – Học để cùng chung sống. 2. Nhiệm vụ của giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng mềm Tìm ra nội dung, hình thức và các giải pháp tổ chức nhằm thực hiện cóhiệu quả việc giáo dục giá trị sống và rèn luyên kĩ năng mềm cho học sinh đồngbào dân tộc thiểu số. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các giải pháp nâng cao giáo dục giá trị sống và rèn luyện kĩ năng mềm chohọc sinh đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tương Dương. IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: