Mô tả cơ bản về tài liệu:
Mục đích của đề tài nhằm tổ chức cho học sinh học theo nhóm đối tượng, phân chia thành các nhóm có trình độ tương đương để thiết kế giáo án phù hợp. Đối với các nhóm học sinh khá giỏi thì hướng dẫn, gợi ý để các em tìm ra được nhiều cách giải nhất, sau đó giáo viên bổ sung và tổng hợp.
MỤC LỤC
7.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................ 2 |
7.1.1. Những kiến thức cơ bản.....................................................................................2 |
7.1.2. Các dạng quỹ tích thường gặp đối với điểm biểu diễn của một số phức……..3 |
7.1.3. Tìm số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất trong đó điểm biểu diễn của số phức đó là đường tròn, đường thẳng hoặc elip………………………………………6 |
7.1.4. Sử dụng mối quan hệ của số phức và số phức liên hợp của nó........................13 |
7.1.5. Một số bài toán trắc nghiệm về modul của số phức………………………….15 |
7.2. Thực trạng của vấn đề trước khi thực hiện SKKN..............................................21 |
7.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.................................................22 |
7.4. Hiệu quả sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy……………………………….23 |
7.5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................23 |
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Với việc đổi mới hình thức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học như hiện nay, môn Toán được kiểm tra đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm. Mảng kiến thức về số phức trước đây vốn được học và thi khá nhẹ nhàng, nhưng hiện nay đã được khai thác khá sâu trong hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm. Một trong những dạng toán được hỏi khá nhiều đó là các bài toán về modul của số phức. Để giải các bài toán này nhanh chóng, chính xác nhằm lựa chọn được phương án trả lời đúng trong đề bài, chúng ta cần hướng dẫn cho học sinh có một tư duy linh hoạt và nhạy bén. Ngoài yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu sâu và rộng kiến thức, người thầy còn phải biết cách dạy học sinh các kĩ năng như loại trừ, thử đáp án, chọn lựa...và đặc biệt là kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay để giải quyết. Đó là lí do tôi chọn đề tài này
2. Tên sáng kiến:
Một số phương pháp giải các bài toán về modul của số phức
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Thu Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0973318398 E_mai: tranthithuhanggv.c3songlo@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thu Hằng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và học tập môn Toán học lớp 12, cụ thể trong các tiết ôn luyện chủ đề Số phức, giải tích 12.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 4 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
7.1.1. Những kiến thức cơ bản:
7.1.1.1. Một số phức là một biểu thức có dạng , trong đó , và i là số thoả mãn . Ký hiệu số phức đó là z và viết .* i được gọi là đơn vị ảo
* x được gọi là phần thực, kí hiệu là Re(z).
* y được gọi là phần ảo, kí hiệu là Im(z).
* Tập hợp các số phức ký hiệu là .
7.1.1.2. Hai số phức bằng nhau.
Cho 2 số phức z = x + yi và z’ = x’ + y’i khi đó z = z’ Û