Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến giải quyết được vấn đề còn yếu hiện nay của học sinh THPT ở nông thôn, đặc biệt là ở trường THPT Phạm Công Bình, đó là hình thành và phát triển tư duy phản biện của học sinh trong công tác dạy và học. Từ đó, hình thành kỹ năng mềm cho học sinh, tạo điều kiện cho các em chủ động trong việc rèn luyện sau này khi đã ra trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾNMỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌCSINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: KHUYNH HƢỚNG DÂN CHỦ TƢ SẢN TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 19301. Lời giới thiệu Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ hợp tác với nước ngoài, tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu,chúng ta cần có những con người đủ đức, đủ tài, năng động, sáng tạo để xây dựngvà phát triển đất nước. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đốivới nền giáo dục Việt Nam nói chung và trường phổ thông nói riêng: Phải đào tạonhững con người mới có đủ đức, tài, nắm vững khoa học công nghệ, tiến kịp sựphát triển như vũ bão của thế giới, có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm,lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí củamọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranhluận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận,đánh giá các vấn đề trongcuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy “chữ”, líthuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trìnhhọc tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rènluyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế giúp HS phát triển loại năng lực này.Bởi, lịch sử là nhận thức của con người về cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ vớinhững nguồn sử liệu phong phú và nhận thức lịch sử đa chiều. Học tập lịch sửkhông chỉ để hiểu quá khứ đã diễn ra như thế nào mà còn là cơ sở để nhận thứcthực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để giải quyết các tình huống trong cuộc sống,dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai với mục tiêu phấn đấu xây dựng mộtxã hội tương lai tốt đẹp hơn. 1 Thực tế cho thấy, học sinh tích cực trong học lịch sử, đặc biệt là khả năngphản biện vấn đề ở học sinh THPT ở nông thôn còn tồn tại dưới dạng tiềm năng,chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biệnnhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng.Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng này chưa trở thành kỹ năng. Phát huyđược tính tích cực của học sinh, đặc biệt là khả năng phản biện vấn đề của học sinh,chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên một mức đáng kể. Trong môitrường giáo dục ở nông thôn hiện nay, các trường THPT không ngừng đổi mớiphương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành năng lực phản biệncho học sinh, tạo kỹ năng tự chủ cho học sinh. Trên thực tế giảng dạy, học sinhtrường THPT Phạm Công Bình còn yếu về kỹ năng phản biện, thiếu sự chủ động tưduy trong giờ học. Học còn mang tính thụ động, một chiều. Trong khi đó, xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế giớilà xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Phản biện của học sinh trong quátrình dạy học là một biểu hiện tích cực của một giờ học dân chủ và một nền giáodục dân chủ. Phát huy khả năng phản biện của học sinh là một trong những cáchgóp phần xây dựng những giờ học dân chủ và một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới cách dạyhọc và kiểm tra - đánh giá, thay vì giáo viên truyền đạt tri thức một cách thụ độngcho học sinh, mà cần phải hình thành các năng lực và phẩm chất cho người học.Đồng thời, với mong muốn “hiện đại hóa” giờ học lịch sử, khiến cho giờ học hấpdẫn hơn và tạo cơ hội cho học sinh có điều kiện thể hiện bản thân, rèn luyện kĩnăng thuyết trình, tranh luận, và tự tin bảo vệ chính kiến của mình trên cơ sở nhữngtài liệu khoa học, tôi lựa chọn chủ đề: Một số phương pháp phát triển tư duy phảnbiện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phongtrào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.2. Tên sáng kiếnMỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌCSINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: KHUYNH HƢỚNG DÂN CHỦ TƢ SẢNTRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾNNĂM 1930 23. Tác giả sáng kiến- Họ và tên: PHẠM THỊ KIM DUNG- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Phạm Công Bình – Nguyệt Đức – YênLạc – Vĩnh Phúc.- Số điện thoại: 0973823132 Email: phamdunghdk1986@gmail.com4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Kim Dung5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Kiến thức lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX thuộc các bài 22,23 của lịch sử11 ban cơ bản; một phần kiến thức thuộc các bài 12,13 trong lịch sử 12 ban cơ bản.Sáng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: