Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nâng cao nhận thức về vai trò của phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với giáo viên và học sinh. Từ đó, thay đổi cách đánh giá: chuyển từ đánh giá thời điểm, đánh giá một lần sang đánh giá quá trình và đánh giá vì sự tiến bộ của người học để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí 12. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận nhanh với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tiến hành từ năm học sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mụctiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhân tố quantrọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóavà hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy, nền giáo dục cần phải chăm lo đến nguồnlực lao động, có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới,việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng mộtvai trò quan trọng. Đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới dạy họctheo định hướng phát triển năng lực học sinh và để tiếp cận với chương trìnhGDPT 2018. Trong đó kiểm tra đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễnra trong tiến trình thực hiện các hoạt động giảng dạy môn học. Quá trình kiểm trađánh giá đó nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm mụctiêu cải thiện hoạt động giảng dạy và học tập. Các văn bản hướng dẫn của ngành đều chỉ đạo về sự đổi mới trong kiểm tra,đánh giá là chuyển từ kiểm tra, đánh giá theo thời điểm, đánh giá để lấy điểm vớihình thức đánh giá còn đơn điệu sang kiểm tra, đánh giá quá trình, đánh giá vì sựtiến bộ của người học và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm hướng tớisự phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Các văn bản chỉ đạo của ngànhnhư thông tư 58, công văn 4612 và quan trọng nhất là thông tư 26-BGD vừa banhành ngày 26/08/2020 chỉ rõ “kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiệntheo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình,thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập…” Theo đó, tất cả các nhà trường đã tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá thườngxuyên và một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giátích cực; vận dụng được qui trình kiểm tra đánh giá mới,... Tuy nhiên, trong thực tếdạy học, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên vẫn còn nhiều hạn chế như sau: - Về hình thức và phương thức kiểm tra - đánh giá: còn đơn điệu, không đadạng chủ yếu là kiểm tra vấn đáp, kiểm tra miệng, hoặc thêm việc chấm bài tập,hay bài thực hành nhằm hoàn thành điểm KTTX theo quy định nên chưa kích thíchđược học Địa lítập. - Về cách đánh giá: giáo viên độc quyền đánh giá, học sinh ít tham gia vàoquá trình đánh giá. Nghĩa là đa số vẫn là giáo viên đánh giá học sinh, do giáo viênđánh giá là chủ yếu, còn học sinh tự đánh giá không hoặc ít được công nhận. - Về mục tiêu đánh giá: chủ yếu đánh giá về kiến thức, nặng về tái hiện, giáoviên chỉ quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc dạy học đó là học sinh nắm 1được kiến thức và kỹ năng gì, thậm chí là chỉ chú ý đến việc hoàn thành điểm sốtheo quy định chứ chưa chú ý đến quá trình thực hiện nhiệm vụ đó. - Về thời điểm đánh giá: chỉ kiểm tra, đánh giá khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra15 phút... mà chưa chú ý đến đánh giá trong quá trình dạy học.Nguyên nhân nào đẫn đến thực trạng trên? Đó là: - Nhiều giáo viên chưa coi trọng đánh giá quá trình mà đang chú trọng đánhgiá thời điểm, đánh giá một lần để lấy điểm theo quy định. - Một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, chưa thực sự sáng tạo trong dạy học vàđổi mới kiểm tra đánh giá. Đa số giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, đầu tư để đổimới các hình thức kiểm tra đánh giá. - Nhiều giáo viên chưa nắm vững phương pháp, kĩ thuật đánh giá quá trình,chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh biết cách đánh giá và tự đánh giá. - Đa số học sinh hiện nay chưa có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá nên chưathực sự tích cực trong tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoànthiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. - Hầu hết các học sinh còn chưa yêu thích môn học, còn xem môn Địa lílàmôn phụ nên các em chưa nỗ lực hết sức mình trong quá trình học tập và điểm sốmôn học, đánh giá của giáo viên về môn học đối với các em không thực sự quantrọng. Với những quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cậnnăng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tìnhhuống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giákiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quảhọc tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hayở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thựchiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vaitrò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: