Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượt trội tại trường trung học phổ thông Đô Lương 4

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượt trộitại trường THPT Đô Lương 4.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượt trội tại trường trung học phổ thông Đô Lương 4 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Đổi mới chương trìnhnhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạyngười, dạy chữ và dạy nghề...”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trìnhgiáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) với mục tiêu hình thành vàphát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu đồng thời hình thành và pháttriển cho học sinhnhững năng lực cốt lõivànhững năng lực đặc thù. Với mục tiêu“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinhcó năng khiếu vượt trội nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủyếu và năng lực cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hoà về đức, trí, thể,mĩ cho học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông mớiđưa ra yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chấtvà 10 năng lực của học sinh phổ thông. Theo đó,chương trình giáo dục phổthônghình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhânái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát triểncho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung được tất cả cácmôn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ vàtự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua mộtsố môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìmhiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hìnhthành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn gópphần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu vượt trội) của học sinh. Trường trung học phổ thông Đô Lương 4 nằm ở vị trí hạ huyện Đô Lương,điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn đặc biệt dân trí còn thấp. Một số em cónhững năng khiếu vượt trội: âm nhạc, hội họa, thể thao, diễn viên, dẫn chươngtrình… nhưng không có điều kiện và cơ hội để phát triển. Các bậc phụ huynh hầunhư không quan tâm đến năng khiếu của con và không chọn năng khiếu là mộtnghề lập nghiệp cho con cái. Tâm lý phụ huynh thường học sinh theo học nghệthuật hoặc thể thao…. đều là con nhà nòi có bố hoặc mẹ làm trong lĩnh vực nghệthuật và được giảng dạy bài bản từ nhỏ. Hơn thế nữa, học sinh được học các bộmôn nghệ thuật (âm nhạc, mĩ thuật…) từ chương trình Mầm non đến hết cấp Trunghọc cơ sở. Còn đến chương trình cấp Trung học phổ thông lại không có trong hệthống môn học. Chính vì thế một số em có năng khiếu vượt trội không có điều kiệnđể phát triển tài năng bản thân. Tâm lý của phụ huynh cũng như học sinh là hướngvào học tập tri thức và lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng thời đại chứ không từnăng khiếu. 1 Trước thực tế đó, bản thân tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm lớp có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượttrội góp phần vào mục tiêu phát huy phẩm chất và năng lực, góp phần định hướngnghề nghiệp cho học sinh. Nhằm phục vụ cho công tác bồi dưỡng nhân tài cho đấtnước khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhằm phát hiện và tạo điềukiện cho những em có năng lực thật sự trong các môn học kể trên được đào tạo, bồidưỡng thêm để các em phát huy nhiều hơn những năng lực tiềm ẩn, vốn có của cácem.Tạo cho học sinh có một sân chơi bổ ích, phát triển tài năng theo sở thích, đammê nhằm giúp các em có hứng thú hăng say học tập tìm tòi sáng tạo.Từ đó hướngđế mục đích đào tạo con người mới Việt Nam phát triển cân đối, hài hòa và toàndiện. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo viênchủ nhiệm, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò của giáo viên chủnhiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượt trội tạitrường trung học phổ thông Đô Lương 4” góp một phần nhỏ vào việc nâng caochất lượng giáo dục toàn diện ở trường Trung học phổ thông Đô Lương 4 nói riêngvà giáo dục phổ thông nói chung.2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việcphát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vượt trộitại trường THPT ĐôLương 43. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn 3.2. Phân tích thực trạng công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năngkhiếu vượt trội trường THPT Đô Lương 4 3.3. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trongviệc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: