Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án chương V: Di truyền học người – Sinh học 12, ban cơ bản

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án chương V: Di truyền học người – Sinh học 12, ban cơ bản" nhằm phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề Di truyền học người (Sinh học 12 cơ bản) bằng phương pháp dạy học theo dự án nhằm phát triển các năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án chương V: Di truyền học người – Sinh học 12, ban cơ bản SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: SINH HỌC Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINHTHÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN “CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI – SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN” 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: SINH HỌC Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINHTHÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN “CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI – SINH HỌC 12, BAN CƠ BẢN” Người thực hiện 1: TRẦN THỊ NGỌC Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 - Nghệ An Điện thoại: 0352023203 Email: ngoctt.c3dc3@nghean.edu.vn Người thực hiện 2: TRẦN ĐỨC MẠNH Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 3 - Nghệ An Điện thoại: : 0941181262 Email: manhtd.c3dc3@nghean.edu.vn Diễn Châu, tháng 4 năm 2022 3 TrangPHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 51. Lý do chọn đề tài 52. Mục đích, ý nghĩa, tính mới của đề tài 63. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 74. Giả thuyết nghiên cứu 75. Phương pháp nghiên cứu 7PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 8Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 81. Cơ sở lý luận của dạy học dự án 82. Cơ sở thực tiễn DHDA tại trường THPT Diễn Châu 3 15Chương II TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY HỌC DỰ ÁN 18 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI1. Thời lượng dự án 182. Mục tiêu dự án 183. Thiết bị dạy học và học liệu 204. Phương pháp dạy học 215. Kế hoạch dạy học 216. Bộ câu hỏi định hướng 2210. Tiến trình dạy học dự án 22ChươngIII. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 271. Mục đích thực nghiệm 272. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm 273. Thời điểm thực nghiệm 274. Phương pháp thực nghiệm 275. Kỹ năng học sinh thực nghiệm được hướng dẫn và bồi 30 dưỡngPhầnIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 311. Kết luận 312. Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC 4 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổthông. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mớigiáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lực, trang bị cho thế hệ tương lai nền tảngvăn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiênvà xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng mang tínhchất toàn cầu. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định:“ Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biếncăn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ,dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng vềtruyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất vànăng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi họcsinh”. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm cả đổi mới phương pháp dạy vàphương pháp học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học,hướng việc tìm tòi khám phá tri thức về phía người học. 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy học hiện nay ở trưởng phổ thông. Thực trạng dạy học hiện nay ở trường phổ thông có hai vấn đề cần quantâm. + Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” trong đó người thầy đóngvai trò chính trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh tiếp thu tri thứcmột cách thụ động, ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lập, sáng tạo cũngnhư khả năng vận dụng tri thức đó vào thức tiễn. + Nền giáo dục “ứng thi” ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: