Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực chung của học sinh lớp chủ nhiệm bằng một số hoạt động ứng dụng thuyết đa trí tuệ tại trường THPT Tân Kỳ

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (60 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh nói chung, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực chung của học sinh lớp chủ nhiệm bằng một số hoạt động ứng dụng thuyết đa trí tuệ tại trường THPT Tân Kỳ Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiệngiá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanhniên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạođức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”. Yêu cầu phát triển năng lưc củangười học cũng là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước đòihỏi của thực tiễn xã hội, của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người,các giáo viênluôn trăn trở làm thế nào để hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả đó. Là một giáo viên chủ nhiệm, gánh trên vai nhiều vai trò nhiệm vụ: là hiệutrưởng con, là nhà cố vấn, là nhà tổ chức, là cầu nối giữa gia đình nhà trường và xãhội…. ,vai trò nào cũng quan trọng, bản thân tôi cũng mong mỏi làm thế nào để làngười góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu mớiđó. Tôi muốn có một sự chuẩn bị tốt cho chương trình mới vào những năm tới nênđã cố gắng tìm ra những phương pháp, lý thuyết đáp ứng yêu cầu giảng dạy vàgiáo dục hiện nay.Tôi muốn giúp học trò tự tin và phát triển năng lực củachúng.Tân Kỳ là một huyên miền núi nghèo, các em đa số xuất phát từ các gia đìnhcó hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em ít được trải nghiêm như học sinh thành phố.Các em không dám tự tin khẳng định mình mặc dù có những em tiềm ẩn nhiều khảnăng. Tôi thực sự quan tâm đến thuyết đa trí tuệ, thay vì quan niệm cũ cho rằng trítuệ là IQ, trò thông minh là trò học giỏi các môn văn hóa ở trường thì thuyết nàytạo ra cho tôi niềm tin đào tạo học trò toàn diện hơn, phát huy tối đa hơn khả năngmà các em sở hữu; Tôi nghiên cứu vận dụng thuyết này vào giảng dạy, giáo dụchọc trò phát huy được tính tích cực, cho phép giáo viên sử dụng những hiểu biếtsâu sắc về các loại trí thông minh khác nhau để hướng dẫn, để thiết lập mục tiêu,đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển thế mạnh sẵn có của họcsinh, đồng thời giúp các em khám phá kiến thức và kỹ năng mới để dần hình thànhnăng lực. Tôi đã thử nghiệm cho học sinh lớp mình chủ nhiệm ba năm để có thểkhẳng định kết quả rõ ràng; thậm chí năm nay tôi vẫn tiếp tục áp dụng với lớp chủnhiệm hiện tại và có những kết quả khả quan; đó là động lực để tôi viết đề tài sángkiến “ Phát triển năng lực chung của học sinh lớp chủ nhiệm bằng một số hoạtđộng ứng dụng thuyết đa trí tuệ tại trường THPT Tân Kỳ” 2.Tính mới của đề tài Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài họcnhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và họcsinh nói chung, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụngcho THPT. Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo conngười; các nhà trường và giáo viên đang cần. 1 Phần II. NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứuII.1.1. Cơ sở lý luận Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; theo dự thảo chương trình phổthông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thôngnhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cáchvà thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và họctập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành ngườicông dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”. Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản phẩmgiáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụcủa cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên.II.1.1.1. Năng lực chung - Năng lực: Theo Bộ giáo dục, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triểnnhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy động tổnghợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính các nhân khắc phục hứng thú, niềmtin, ý chí… thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể. - Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người laođộng cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làmviệc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu theo cách khác, năng lực là khảnăng của mỗi người, được hình thành do điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn hoặc dorèn luyện theo thời gian, nhằm thực hiện một hoạt động nào đó. - Năng lực chung: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục họcsinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong 10 loại nănglực, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: