Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy học thực hành quan sát thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.26 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nhằm tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết và thực hành; Sử dụng các thí nghiệm, tranh ảnh, video do học sinh tự tiến hành hoặc sưu tầm trong thực tế hoặc tìm kiếm trên mạng để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống; Hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy học thực hành quan sát thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nướcvà của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trướctrong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội - đó là quan điểm chỉđạo của Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từnền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọngviệc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngườihọc. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy họctheo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rènluyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học… Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáoviên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển nănglực cho học sinh. Trong các loại năng lực cần hình thành cho học sinh THPT, năng lực hợp tácvà sáng tạo là những năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại khi chúng ta đã vàđang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của quá trình hội nhập. Trong bộ môn sinh học THPT có rất nhiều phương pháp dạy học tích cựcnhằm hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, việc phát triểnnăng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy học thực hànhquan sát trong dạy học sinh học vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Từ những lý do đã được trình bày ở trên, tôi đã lựa chọn đề tài “PHÁTTRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH BẰNGPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH QUAN SÁT THÔNG QUA DẠYHỌC CHỦ ĐỀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT”.2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là nhằm tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết và thựchành; Sử dụng các thí nghiệm, tranh ảnh, video do học sinh tự tiến hành hoặc sưutầm trong thực tế hoặc tìm kiếm trên mạng để chiếm lĩnh kiến thức và vận dụngkiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh gắn lí thuyết với thực tiễncuộc sống; Hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho họcsinh; Thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học góp phần thiết thực nângcao chất lượng dạy học sinh học ở trường THPT. 13. Tính mới của đề tài Đề tài “Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phươngpháp dạy học thực hành quan sát thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật” cónhững điểm mới sau: - Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh (các em thể hiện được tinhthần tự học, tự làm thí nghiệm, tự sưu tầm các video và tranh ảnh liên quan đến nộidung bài học; Các em được rèn luyện thêm các kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, trìnhbày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian, tìm kiếmvà xử lí thông tin…); Tăng cường định hướng phát triển năng lực hợp tác và sángtạo cho học sinh thông qua vận dụng kiến thức, kĩ năng bài học để giải quyết cácvấn đề thực tiễn; Học sinh có cơ hội được trải nghiệm với nhiều nguồn tài liệukhác nhau, từ các tranh ảnh, video, đến các thí nghiệm do các em tự tiến hành… - Giúp học sinh không chỉ biết cách làm thí nghiệm, sưu tầm các video, tranhảnh để chiếm lĩnh kiến thức bài học mà qua đó còn giúp khắc sâu được kiến thức,tạo hứng thú trong học tập. - Góp phần làm phong phú thêm nội dung và hình thức dạy học sinh học ởtrường THPT.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực hành quan sát: bố trí thí nghiệm, sưu tầm các tranh ảnh,video… - Phương pháp thực nghiệm sư phạm đề thăm dò hiệu quả của dạy học chủ đềđối với môn sinh học .5. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Áp dụng cho học sinh khối 11 tại đơn vị công tác trong năm học 2020 -2021. - Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối 11, ápdụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT. 2 Phần II. NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng củađổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: