Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học và hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh qua tổ chức dạy học bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (lớp 12) theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ trực tuyến Padlet

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực tự học và hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh qua tổ chức dạy học bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (lớp 12) theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ trực tuyến Padlet" nhằm xác định khả năng áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” (lớp 12) nhằm phát triển NLTH của HS nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học và hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh qua tổ chức dạy học bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (lớp 12) theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ trực tuyến PadletPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPTMÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI 17 “NƯỚC VIỆTNAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946”(LỚP 12) THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN PADLET. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật vàđổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổchức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứukhoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.Trong định hướng phát triển năng lực người học hiện nay, năng lực tự học (NLTH) cóvai trò quan trọng không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong thực tiễn của mỗicá nhân. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo cơ hội cho người học pháttriển và rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời. Để phát triểnđược NLTH cho người học đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) phải sử dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học tích cực, đa dạng hóa các mô hình dạy học… Trong các mô hình dạy học hiện nay, mô hình lớp học đảo ngược (Flippedclassroom) là mô hình giáo dục hiện đại đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thayvì giảng dạy như thường lệ, GV sẽ là người hướng dẫn; ngược lại người học thay vìtiếp thu kiến thức thụ động từ GV, các em sẽ tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trảinghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan đến bài học. Mô hình mới này giúphọc sinh (HS) phát huy và rèn luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ quá trình họctập của bản thân mà không bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức. Để tổ chức mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) hiệu quả, người GV cần có sựhỗ trợ của các công cụ trực tuyến nhằm giúp HS trong quá trình tự học, tự nghiên cứubài học trước khi đến lớp như Zalo, Messenger, Microsoft Teams, Classdojo,Shubclassroom, Edmodo, Padlet… Trong số đó, Padlet được coi là một công cụ hỗ trợhiệu quả. Padlet là trang mạng cho phép chúng ta cộng tác với những người dùng khácbằng văn bản, hình ảnh, liên kết và các nội dung khác. Cũng từ đây, GV có thể hướngdẫn và giúp học sinh phát NLTH một cách hiệu quả. Đồng thời, HS sẽ khai thác đượchọc liệu bài học, hoàn thiện những dạng bài tập GV yêu cầu sẵn trước khi vào bài họcchính thức và hoàn thiện các bài tập trắc nghiệm khách quan qua mô hình LHĐN đểgóp phần nâng cao hiệu quả bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử. 1 Việc áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học môn Lịch sử sẽ khắc phục được hạnchế “cháy giáo án” ở trên lớp do khối lượng kiến thức lớn mà thời gian tiết học có hạn;giúp GV và HS có thời gian để củng cố kiến thức cơ bản và phát triển tư duy bậc cao;giúp HS luyện được nhiều dạng bài tập theo 4 mức độ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPTquốc gia. Đồng thời, quá trình tự nghiên cứu bài học ở nhà, hoàn thành các nhiệm vụtrước khi đến lớp sẽ hình thành và phát triển NLTH cho HS. Bên cạnh đó, môn Lịchsử nói chung và bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đếntrước ngày 19-12-1946” với nguồn tư liệu phong phú, nhiều kiến thức khó cần khaithác sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng mô hình LHĐN. Xuất phát từ những lý do trên và nhằm góp phần đề xuất quy trình dạy học theomô hình LHĐN trong môn Lịch sử nên tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học vàhiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cho học sinh qua tổ chức dạy học bài 17“Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”(lớp 12) theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công cụ trực tuyến Padlet”làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một đề tài mới, chưa được công bố ở bất kỳcuộc thi, Luận án, luận văn nào. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định khả năng áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học bài 17 “Nước ViệtNam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” (lớp 12)nhằm phát triển NLTH của HS nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốtnghiệp THPT nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: