Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.51 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT (Sách Cánh Diều); Xác định một số phương pháp phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT có tính khoa học, dễ làm, dễ vận dụng mang lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT (Sách Cánh Diều).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp chúng ta tìm tòi đượcnhiều kiến thức hơn, hiểu sâu hơn và ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng, vữngchắc nhờ vào các kĩ năng như tự phân tích, tổng hợp tài liệu, đưa ra các phương ánmới để giải quyết bài học một cách thông minh và có trình tự. Có thể nói, tự học là cách tốt nhất để học sinh tự chiếm lĩnh nguồn tri thứcvô cùng lớn cho bản thân. Nhưng tự học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất chocác môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng, đó là vấn đề mà nhà trường, giađình và xã hội đang quan tâm hiện nay. Luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thôngphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trưngtừng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng HS; bồi dưỡng phương pháp tự học,hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diệnphẩm chất và năng lực của người học”. Theo đó, giáo dục buộc phải thay đổi cáchtiếp cận từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là họcsinh phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao. Giáo viên ở thế kỉ này phảicó năng lực hướng dẫn cho học sinh, để học sinh tự tìm tòi lấy nội dung cần học vàáp dụng vào thực tiễn không ngừng thay đổi. Vì vậy, phát triển năng lực tự học vớicác công cụ Địa lí học cho người học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để ngườihọc có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và đổi thay,tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy học phát triển năng lực tự học với các côngcụ Địa lí học ở trường phổ thông là vấn đề còn mới mẻ, không phải tất cả giáo viênđều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công cụ Địa lí học trong quá trình dạyhọc. Nhiều giáo viên cho rằng việc khai thác, sử dụng công cụ Địa lí học sẽ tốnnhiều thời gian trong quá trình dạy học. Trong đội ngũ giáo viên phổ thông hiệnnay, số lượng giáo viên sử dụng thành thạo và nắm vững kĩ năng sử dụng công cụĐịa lí học còn hạn chế. Đôi khi việc sử dụng công cụ Địa lí học chỉ là hình thức,chưa chú ý đến vai trò của công cụ Địa lí học trong việc phát triển năng lực tự họccho học sinh. Trong học sinh, vẫn còn nhiều em chưa biết cách sử dụng các côngcụ Địa lí học, chưa khai thác tốt các công cụ Địa lí học. Với cách tiếp cận dạy họctruyền thống hiện có, chúng ta khó có đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạyhọc mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Địa lí đã đề ra. Trước bối cảnh đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải có các phương pháp, kỹthuật dạy học tích cực, các công cụ dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Dovậy, sử dụng các công cụ Địa lí học trong dạy học theo phát triển năng lực tự họclà rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển năng lựctự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT” để nghiên cứu 1nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí nóichung và môn Địa lí 11 nói riêng, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở nướcta hiện nay. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích Xác định được cách thức phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa líhọc trong dạy học Địa lí 11 THPT (Sách Cánh Diều) có tính khoa học, thực tiễn,góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tựhọc với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT (Sách Cánh Diều). - Xác định một số phương pháp phát triển năng lực tự học với các công cụĐịa lí học trong dạy học Địa lí 11 THPT có tính khoa học, dễ làm, dễ vận dụngmang lại hiệu quả cao trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT (Sách Cánh Diều). - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả củaviệc phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học trong dạy học Địa lí 11THPT (Sách Cánh Diều). III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phát triển năng lực tự học với các công cụ Địa lí học thông dụng trong dạyhọc Địa lí 11 THPT (Sách Cánh Diều). - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2023 đến 4/2024. - Vận dụng đối với học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2 – huyện Quỳ Hợp. IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Phát triển năng lực Địa lí nói chung và phát triển năng lực tự học với cáccông cụ Địa lí học nói riêng cho HS là một vấn đề hết sức quan trọng trong việctriển khai chương trình mới. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục về dạyhọc theo phát triển năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực,đổi mới phương pháp day học bộ môn ở trường phổ thông, sử dụng phối hợp cácphương tiện trong dạy học Địa lí THPT theo định hướng phát triển năng lực,phương pháp sử dụng một số phương tiện dạy học môn Địa lí theo hướng phát huytính tích cực của HS. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (1998) đã viết trong lýluận dạy học Địa lí phần đại cương đi sâu phương pháp thảo luận và xếp nó vàoPPDH lấy học sinh làm trung tâm. Nguyễn Cảnh Toàn (2001) trong “Quá trìnhDạy – Tự học” đã trình bày những yêu cầu và khả năng tự học, một xu hướng pháttriển của việc tự học, khái niệm và phương pháp của việc tự học, cách hướng dẫn 2người khác tự học. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (2003) đã xây dựng một sốphương pháp tích cực trong đó có các phương pháp như: phương pháp thảo luận,phương pháp báo cáo,… Nguyễn Đức Vũ (2007) đã trình bày về các kỹ thuật chủyếu trong dạy học bộ môn Địa lí, nhằm sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy họcgiúp phát triển năng lực của học sinh. Đặng Văn Đức và Nguyễn Thu Hằng (2007) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: