Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên của đề tài nhằm trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực, đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm góp phần phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học các nhà trường trong bối cảnh chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi vàphát triển kinh tế, ổn định xã hội. Để thực hiện được bước đột phá mới trong giaiđoạn hiện nay nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông thì quản lýhoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông là nhiệm vụ hàng đầu, làtrọng tâm trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nângcao chất lượng dạy và học của nhà trường. Giáo dục phổ thông nước ta đang thựchiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận nănglực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đếnchỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điềuđó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theolối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyệnkỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giákết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vậndụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập vớikiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng caochất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bảncủa giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực côngdân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyềnthống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khíchhọc tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhàtrường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành độngcủa Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theohướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánhgiá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục pháttriển”. 1 Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XII nêu rõ “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dụctheo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngànhnghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhâncách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vàonhững giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóanhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, cương lĩnh, đường lối của Đảng” . Vận dụng những lý luận và nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông vào thựctiễn cho thấy, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THPT đang cònnhiều vấn đề cần suy nghĩ, trăn trở, phải tìm cách tháo gỡ. Quỳ Hợp là huyện miềnnúi của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua chất lượng và hiệu quả giáo dục THPTcòn có những bất cập, trong đó có nguyên nhân từ công tác đồng bộ trong bồidưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Những năm qua có một số nhàtrường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã cố gắng để đổi mớiquản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhưng phần lớn thực hiện còn mangtính chủ quan, nội bộ, chưa hệ thống và giá trị thực tiễn chưa cao, thiếu đồng đều.Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạtđộng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học phổ thônghuyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên các trường THPT huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An theo tiếp cận năng lực,đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm góp phần phát triển năng lực độingũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học các nhà trường trong bối cảnh chuẩn bịtriển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: