Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Lê lợi, huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ An

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.33 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải tài liệu: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm chỉ ra biện pháp để quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Mặt khác, có thể vận dụng ở các trường THPT trong toàn tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Lê lợi, huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ An PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nộidung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế. Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ vàđồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnphẩm chất, năng lực của người học”. Như vậy mục đích của giáo dục ngày naykhông đơn thuần là truyền thụ cho học sinh những tri thức một chiều mà loài ngườiđã tích luỹ được qua nhiều thế hệ mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh biết làm chủbản thân, độc lập trong suy nghĩ, tích cực tìm tòi phát hiện ra cái mới trong họctập và nghiên cứu; biết tự giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế cuộcsống đó mới là điều căn bản cần hướng tới. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở tổ chức việc dạy và học trong nhà trường.Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trongbộ máy hoạt động của nhà trường. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chươngtrình, kế hoạch hoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh; duy trì kỷ cươngnề nếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học,... đều phải thông qua sự quản lý vàđiều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy, tổ chuyên môn như một chiếccầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến tận giáo viên và học sinh,vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với hiệu trưởng.Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là mộthình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạyvà học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường cũng chính làmột trong những hình thức chủ yếu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho tập thểgiáo viên. Đây không những là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốtquyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy. Là cán bộ quản lý (P. Hiệu trưởng- Phụ trách chuyên môn) tôi thường xuyênnắm bắt chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triểnchung của nhà trường nên luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổimới trong cách quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, phải tạo ra đượcbước đột phá trong quản lí hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dụccho nhà trường. Việc nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm để áp dụng chỉ đạosinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cần thiết và kịp thời đối với cáctrường THPT nói chung và trường THPT Lê Lợi nói riêng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạtđộng của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Lê lợi, huyện Tân kỳ, tỉnhNghệ An” làm đề tài nghiên cứu. 12. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trườngTHPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra cách làm hay trong công tác quản lý hoạt động củatổ chuyên môn ở trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp quan sát.5. Đóng góp của đề tài. Đề tài nhằm chỉ ra biện pháp để quản lý hoạt động tổ chuyên môn ởtrường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Mặt khác, có thể vậndụng ở các trường THPT trong toàn tỉnh. Chỉ ra những cách làm hay, những biện pháp có thể vận dụng mởrộng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại trường THPT 2 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀII. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Cơ sở lý luận1.1. Những nội dung của khoa học quản lý giáo dục liên quan đến quản lýhoạt động Tổ chuyên môn ở trường THPT 1.1.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT* Vị trí của tổ chuyên môn: Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐTngày 28 tháng 3 năm 2011 xác định cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học gồm có: a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối vớitrường tư thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tưvấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có); b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chứcxã hội. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quảnlý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quanhệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chứcĐảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhàtrường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động kháchướng tới mục tiêu giáo dục .* Chức năng tổ chuyên môn: - Trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâmlà hoạt động giáo dục và dạy học. - Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trungdựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng chủ yếu vẫn làhoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. - Tổ chuyên môn có mối quan hệ cộng đồng, hợp tác, phối hợp với các bộphận nghiệp vụ và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. - Đặc biệt, đó là nơi có điều kiện sâu sát để hiểu biết tâm tư, tình cảm vànhững khó kăhn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên giúpđỡ nhau. Chính vì thế tổ chuyên môn có vai trò tập hợp đoàn k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: