Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Halogen lớp 10 trung học phổ thông

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.62 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc dạy và học hóa học tập trung nhiều hơn tới việc hình thành năng lực hành động cho HS. Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, có kĩ năng, kĩ xảo và có kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Về cấu trúc năng lực hành động là sự gặp nhau giữa các năng lực chuyên môn, năng lực PP, năng lực xã hội, năng lực cá thể mà tạo thành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Halogen lớp 10 trung học phổ thông SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌCI. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thông Minh 2. Sinh ngày: 10/12/1973 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp Long Khánh 3 – xã Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai 5. Điện thoại: CQ: 0613.511.420, DĐ: 0918.627.637. 6. Email: ntminhdongnai@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách chuyên môn, giảng dạy môn hóa học ở các lớp 10A7, lớp 10A9. 9. Nơi công tác: Trường THPT Tam Phước - Biên Hòa - Đồng Nai.II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 1. Học vị: Cử nhân 2. Năm nhận bằng: 1996 3. Chuyên nghành đào tạo: Hóa họcIII. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO 1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa 2. Năm vào nghành: 1996 3. Số năm kinh nghiệm: 19 4. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn electron và định luật bảotoàn đện tích Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải bài toán hóa học. 1 RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNGI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc (PPDH) theo triết lí “lấy người học làm trung tâm” được đặt ra một cách cấp thiết. Bảnchất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độclập, sáng tạo của người học. Xã hội ngày càng phát triển, nguồn tri thức nhân loại ngày càng phong phú và tăng lênhàng ngày với cấp số nhân. Do vậy, trong giáo dục, học sinh (HS) không những học kiếnthức trong nhà trường mà còn phải liên hệ với thực tế trong từng môn học, tạo mối liên kếtliên môn giữa các môn học nhằm hướng tới hoạt động tích cực trong học tập và phát huy tốiđa khả năng tư duy của bộ não. Từ thực trạng dạy và học hiện nay, nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉlà nhớ kiến thức, học bài nào biết bài đó mà chưa rèn luyện và phát triển khả năng tư duy đahướng. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên (GV) trong công tác giáo dục và giảng dạy làkhông những giúp HS khám phá các kiến thức mới mà còn khái quát hoá và hệ thống hoákiến thức. Giữa lúc cả xã hội bức xúc với “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều HSthì việc ứng dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) cùng với các PPDH tích cực khác đã đem lại rấtnhiều lợi ích. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS học tập hiệu quả, tiết kiệmthời gian, giúp tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kỹ hơn, nhớ được nhiều chi tiết hơn.SĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thểhiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy đang diễn ra đếnđâu, đang ở nhánh nào của SĐTD và tổng quan toàn bộ kết quả ra sao. Sử dụng SĐTDgiúp tiết kiệm thời gian học tập, tạo được tư duy logic và hệ thống trong từng bài, từngchương của môn học cũng như tạo tính liên môn trong học tập. SĐTD cũng giúp GVhoạch định kế hoạch, xây dựng tiến trình bài dạy và lựa chọn PPDH thích hợp nhằmtích cực hoá hoạt động người học. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện năng lực độc lập của họcsinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm halogen lớp 10trung học phổ thông”. 2II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Sử dụng SĐTD trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dụctiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây, SĐTD đã được nghiên cứu và ápdụng khá rộng rãi nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ thống và môhình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tư duy tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu,dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vậndụng thực tế, SĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này,HS hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng SĐTD yêu cầuHS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên SĐTD thựcsự là một công cụ chống “đọc - chép”, “học vẹt” rất hiệu quả.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trungương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóatrong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đàotạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Có thể nóicốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thóiquen học tập thụ động. Cụ thể hóa những định hướng trên, việc đổi mới PPDH hóa học hiện nay là: - Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác 2chiều. - Chuyển từ quan điểm PPDH “lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm PPDH “lấy HSlàm trung tâm”. - Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá. - Học không chỉ nắm kiến thức mà cả PP để đi đến kiến thức. - Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm. - Sử dụng các PPDH tích cực. - Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. 2.2.1. Đổi mới mục tiêu dạy học Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục, mục tiêu của các cấp học, bậc họccó sự đổi mới tập trung vào việc hình thành năng lực nhận thức, năng lực hàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: