Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học phổ thông
Số trang: 23
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.84 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hóa học cũng như các môn học khác, nhằm hệ thống hóa kiến thức, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình của HS. Tìm ra cách thức sử dụng bản đồ tư duy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học phổ thông TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI TỔ HÓA - SINH …………..………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌCMÔN HÓA HỌC LỚP 11NC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT Giáo viên: Vương Quang Trọng Tổ Hóa – Sinh, Trường THPT số 1 TP Lào Cai Lào Cai, tháng 4 năm 2014 4 1. Đặt vấn đề1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacải cách giáo dục cấp trung học phổ thông. Theo điều 28 – Luật giáo dục: “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Vì vậy, việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quantrọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, với nhiềukiến thức trừu tượng. Vì vậy việc đổi mới PPDH môn Hóa học có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinhhệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao tronghọc tập. Mặt khác sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện,phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của họcsinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấnđề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trongdạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóahọc ở trường Trung học phổ thông ”.1.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu này được tiến hành với những mục đích sau:- Giúp HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hóa họccũng như các môn học khác, nhằm hệ thống hóa kiến thức, tăng khả năng vận dụngkiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.- Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình của HS.- Tìm ra cách thức sử dụng bản đồ tư duy, góp phần đổi mới phương pháp dạy họcmôn Hóa học ở trường phổ thông. 51.3. Đối tượng nghiên cứuĐề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau:- Học sinh lớp 11A2, học chương trình sách giáo khoa Hóa học 11 ban nâng cao.- Chương trình Hóa học lớp 11 ban nâng cao.- Bản đồ tư duy.1.4. Phương pháp nghiên cứuTác giả đã sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu:- Nghiên cứu tài liệu.- Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 11A2 (có sử dụng bản đồ tư duy) và lớp11A3 (không sử dụng bản đồ tư duy), có kết hợp tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêucầu HS thuyết trình trước lớp.- So sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận.1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu1. Phạm vi: Chương trình hóa học lớp 11 ban nâng cao.2. Kế hoạch nghiên cứu:Sau khi nghiên cứu tài liệu tổng quan, để cho HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồtư duy, tác giả đã lần lượt thực hiện các bước sau:- Bước 1: Giới thiệu khái niệm bản đồ tư duy và một số bản đồ tư duy đơn giản.- Bước 2: Tập cho HS đọc một số bản đồ tư duy đã được thiết kế sẵn, kết hợp trongquá trình giảng dạy.- Bước 3: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm xây dựng bản đồ tư duy, tổng kếtkiến thức một phần nội dung hoặc một chương trong chương trình đang học. Yêu cầuHS thuyết trình trước lớp.- Bước 4: Yêu cầu cá nhân HS tự thiết kế bản đồ tư duy theo chủ đề cho trước.Cuối cùng, tác giả so sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận về đề tài. 2. Giải quyết vấn đề2.1. Cơ sở lí thuyết2.1.1. Giới thiệu về bản đồ tư duy [1] Hiện nay chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, consố theo một trình tự nhất định. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng mộtnửa bộ não – não trái. Như vậy chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng của não phải, nơigiúp chúng ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian... 6 Hình 1: Vai trò của hai bán cầu não Bản đồ Tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mởrộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là MindMapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học phổ thông TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI TỔ HÓA - SINH …………..………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌCMÔN HÓA HỌC LỚP 11NC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT Giáo viên: Vương Quang Trọng Tổ Hóa – Sinh, Trường THPT số 1 TP Lào Cai Lào Cai, tháng 4 năm 2014 4 1. Đặt vấn đề1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacải cách giáo dục cấp trung học phổ thông. Theo điều 28 – Luật giáo dục: “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Vì vậy, việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quantrọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, với nhiềukiến thức trừu tượng. Vì vậy việc đổi mới PPDH môn Hóa học có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinhhệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao tronghọc tập. Mặt khác sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện,phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của họcsinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấnđề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trongdạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóahọc ở trường Trung học phổ thông ”.1.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu này được tiến hành với những mục đích sau:- Giúp HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hóa họccũng như các môn học khác, nhằm hệ thống hóa kiến thức, tăng khả năng vận dụngkiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.- Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình của HS.- Tìm ra cách thức sử dụng bản đồ tư duy, góp phần đổi mới phương pháp dạy họcmôn Hóa học ở trường phổ thông. 51.3. Đối tượng nghiên cứuĐề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau:- Học sinh lớp 11A2, học chương trình sách giáo khoa Hóa học 11 ban nâng cao.- Chương trình Hóa học lớp 11 ban nâng cao.- Bản đồ tư duy.1.4. Phương pháp nghiên cứuTác giả đã sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu:- Nghiên cứu tài liệu.- Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 11A2 (có sử dụng bản đồ tư duy) và lớp11A3 (không sử dụng bản đồ tư duy), có kết hợp tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêucầu HS thuyết trình trước lớp.- So sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận.1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu1. Phạm vi: Chương trình hóa học lớp 11 ban nâng cao.2. Kế hoạch nghiên cứu:Sau khi nghiên cứu tài liệu tổng quan, để cho HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồtư duy, tác giả đã lần lượt thực hiện các bước sau:- Bước 1: Giới thiệu khái niệm bản đồ tư duy và một số bản đồ tư duy đơn giản.- Bước 2: Tập cho HS đọc một số bản đồ tư duy đã được thiết kế sẵn, kết hợp trongquá trình giảng dạy.- Bước 3: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm xây dựng bản đồ tư duy, tổng kếtkiến thức một phần nội dung hoặc một chương trong chương trình đang học. Yêu cầuHS thuyết trình trước lớp.- Bước 4: Yêu cầu cá nhân HS tự thiết kế bản đồ tư duy theo chủ đề cho trước.Cuối cùng, tác giả so sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận về đề tài. 2. Giải quyết vấn đề2.1. Cơ sở lí thuyết2.1.1. Giới thiệu về bản đồ tư duy [1] Hiện nay chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, consố theo một trình tự nhất định. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng mộtnửa bộ não – não trái. Như vậy chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng của não phải, nơigiúp chúng ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian... 6 Hình 1: Vai trò của hai bán cầu não Bản đồ Tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mởrộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là MindMapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm THPT Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Nâng cao chất lượng dạy và học Bản đồ tư duy trong dạy học Đổi mới phương pháp dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 5
18 trang 1984 20 0 -
47 trang 914 6 0
-
65 trang 744 9 0
-
7 trang 583 7 0
-
16 trang 513 3 0
-
26 trang 470 0 0
-
23 trang 470 0 0
-
29 trang 468 0 0
-
37 trang 467 0 0
-
65 trang 443 3 0