Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.50 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất một số cách thức sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học vào hoạt động khởi động để xây dựng một tiết học hạnh phúc; nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất của học sinh trong mỗi tiết học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởi động trong giảng dạy môn địa lý lớp 12 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lí do chọn đề tài. Địa lý vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngàytheo sự phát triển của xã hội vì vậy kiến thức địa lý trở nên gần gũi và có vai trò quantrọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng, một bộ phận khôngnhỏ học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn, nhiều phụ huynh coi nhẹ tầm quantrọng của môn địa lý. Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ huynh có cái nhìnđúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Việc thay đổi sách giáo khoatheo hướng hiện đại, tích hợp liên môn thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là cần phảiđổi mới người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khámphá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảngdạy tích cực và hữu ích. Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đóchất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhậnthức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ thuộc vàonhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyếttâm... tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tácđộng để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh; quátrình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ thuộc vào tác động của ngườigiáo viên đứng lớp. Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tựđổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiênphần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiếnthức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò củakhởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các emchủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáodục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho họcsinh sau mỗi tiết học. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”. Một sự khởi đầu thú vị, hấpdẫn sẽ phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban đầu tạo hứng thú cho những hoạt động kế tiếp.Trong dạy học cũng vậy, một tiết học hạnh phúc trước hết phải có sự khởi đầu thú vị,điều này sẽ tạo ra không khí sôi nổi, tích cực, truyền cảm hứng và nguồn năng lượngtích cực cho học sinh trong suốt tiết học. Tạo nên sự hiểu biết thân thiện giữa giáo viênvới học sinh, giữa các học sinh với nhau; thu hút học sinh vào việc học chủ động lĩnhhội kiến thức, muốn tìm tòi và muốn khám phá. Mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình Trường học hạnh phúc bắtđầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộngtrong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi người đứng đầu ngành giáo dục phátđộng phong trào Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhàgiáo vì một môi trường hạnh phúc (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa những giá trị: Yêuthương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Làm thế nào để học sinh được hạnhphúc là trăn trở của nhiều nhà quản lý giáo dục, chuyên gia tâm lý, các nhà giáo. Trênthực tế, với học sinh, hạnh phúc mỗi ngày đến trường đôi khi thật giản dị. 1 Chúng tôi hiểu một cách đơn giản, tiết học hạnh phúc là tiết học khiến cả thầy côvà trò đều có cảm giác hứng thú, có niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Khácvới tiết học truyền thống, tiết học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫumà đóng vai trò định hướng để học sinh được làm những gì mình yêu thích và say mê.Ở đó, học sinh không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với cácem, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóathành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. Tiết học hạnh phúc sẽ giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì cáctrạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi tiết học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường họcđường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các tiết học hạnhphúc, mỗi cá nhân sẽ thiết lập được tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cáchtốt đẹp. Từ những lý do trên, trong thực tiễn công tác chúng tôi đã đúc rút một số kinhnghiệm về “ Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởiđộng trong giảng dạy môn địa lý lớp 12” .2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2.1. Đối tượng nghiên cứu.+ Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai+ Kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia sẽ nhóm đôi, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuậtphân tích video, kĩ thuật Kipling, kĩ thuật KWL.2.2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm pháttriển năng lực và phẩm chất của học sinh; góp phần xây dựng một tiết học hạnh phúctrong giảng dạy môn địa lý lớp 12.3. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nhằm đề xuất một số cách thức sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học vàohoạt động khởi động để xây dựng một tiết học hạnh phúc; nhằm hình thành những nănglực và phẩm chất của học sinh trong mỗi tiết học.4. Tính mới của đề tài. Đề tài: “Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào phần khởiđộng trong giảng dạy môn địa lý lớp 12”, nhằm làm mềm hóa kiến thức địa lý vốn khôkhan, thiết lập mối quan hệ thầy trò gần gũi để tích cực giải quyết các nội dung bài họcmà không thấy áp lực, nhàm chán. Với mong muốn tạo cho các em học sinh có nền tảngnhân cách, có niềm tin vào bản thân, có động lực học tập và phấn đấu, nuôi dưỡng ướcmơ về tương lai tốt đẹp (phát triển năng lực cảm xúc EQ). Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ khơi dậy những giá trị tốtđẹp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: