Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.82 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (106 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xây dựng và sử dụng BTHH có nhiều cách giải đa dạng phong phú để rèn tư duy cho HS ở trường THPT một cách có hệ thống. Đưa ra một số ý kiến về phương pháp sử dụng hệ thống BTHH có nhiều cách giải nhằm phát triển năng lực tư duy HS ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở Chúng tôi ghi tên dưới đây:TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Lê Chí Hoan 16/06/1982 Trường THPT Tổ phó Thạc Sĩ 50% Bình Minh chuyên môn 2 Đinh Hoàng Đạo 12/02/1978 Trường THPT Phó Hiệu Thạc Sĩ 30% Bình Minh Trưởng 3 Nguyễn Thọ Lộc 07/02/1986 Trường THPT Giáo viên Cử nhân 20% Bình Minh 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng hệ thống bài tậphóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học THPT 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: Trước đây, các tiết luyện tập, tiết tự chọn và tiết kiểm tratrong chương trình phổ thông được GV thiết kế theo phân phối chương trình chung.Mỗi tiết học được thiết kế với thời lượng 45 phút phải đảm bảo các thành tố sau 1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện được kỹ thuật các nội dung học và đạt đượcthành tích quy định theo mục tiêu đã đề ra 2) Nội dung: Học sinh học các nội dung quy định sẵn, và phát triển theo cáckiến thức đã được truyền thụ một cách thụ động, bài bản không gắn với các tình huốngthực tế để xử lý. 3) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học: Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và GV đóngvai trò trung tâm. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã được quy định sẵn. Kĩ thuật dạy học: Giáo viên làm mẫu phân tích, hướng dẫn học sinh luyện tậptheo các phương pháp truyền thống 4) Phương tiện và cơ sở vật chất: Sử dụng các phương tiện sẵn có trong nhàtrường để dạy học. 5) Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá dựa trên tiêu chí có sẵn, và chỉ yêu cầu học sinhtái hiện lại hình thức và kiến thức đã được học Như vậy sẽ không phát huy được hết năng lực tư duy sáng tạo của HS - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Qua tìm hiểu, điều trachúng tôi thấy rằng đa số GV đã chú ý đến việc sử dụng bài tập trong quá trình dạyhọc hóa học, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bài tập còn có những hạn chế phổ biếnsau đây: - Việc xác định mục đích cần đạt cho bài tập nhiều khi chỉ dừng lại ở bản thânlời giải của bài tập mà chưa có được mục tiêu nhận thức, phát triển tư duy cho HS. - Chưa chú trọng khuyến khích HS tìm lời giải thông minh, sáng tạo cho bàitoán mà bằng lòng với một cách giải đã biết. Thực tiễn cho thấy bài tập hóa học không chỉ có tác dụng ôn tập, củng cố kiếnthức đã học mà còn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư duy vàrèn trí thông minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập hóa học như là một phươngpháp dạy học hiệu nghiệm thì chưa được chú ý đúng mức. GV và HS đều quan tâm đến kết quả của bài toán nhiều hơn quá trình giải toán.Tất nhiên, trong quá trình giải các thao tác tư duy được vận dụng, các kĩ năng suyluận, kĩ năng tính toán, kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng được rènluyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho HS trong quá trình giải thì việc giải để điđến đáp số của các bài toán sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Đối với cách dạy thông thường thì chỉ cần tổ chức cho HS hoạt động tìm ra đápsố của bài toán. Để phát triển tư duy và rèn trí thông minh cho HS thì làm như thế làchưa đủ, thông qua hoạt động giải bài toán hoá học luôn khuyến khích HS tìm nhiềucách giải cho một bài tập, chọn cách giải hay nhất, ngắn gọn nhất. Khi giải bài toán, cần tổ chức cho mọi đối tượng HS cùng tham gia tranh luận.Khi nói lên được một ý hay, giải bài toán đúng, với phương pháp hay sẽ tạo ra cho HSniềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy, nỗ lực suy nghĩ tìm ra cách giảihay hơn thế nữa. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: Tư duy Có nhiều cách định nghĩa về tư duy: Theo M. N. Sacdacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật vàhiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chấtcủa chúng. Tư d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: