Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình Vòng tròn thảo luận văn chương vào dạy học đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân

Số trang: 64      Loại file: docx      Dung lượng: 999.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (64 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Sử dụng mô hình “Vòng tròn thảo luận văn chương” vào dạy học đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân” nhằm góp phần cải thiện thực trạng dạy học đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân nói riêng và dạy học đọc hiểu thể loại truyện nói chung. Từ đó, hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu, khả năng tự học cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình Vòng tròn thảo luận văn chương vào dạy học đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ***** SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: SỬ DỤNG MÔ HÌNH “VÒNG TRÒN THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG” VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” – NGUYỄN TUÂN Tác giả sáng kiến: Tô Thị Thùy Linh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn (chuyên ngành): Ngữ văn Tiên Du, tháng 01 năm 20232 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành1.Tên sáng kiến: Sử dụng mô hình “Vòng tròn thảo luận văn chương” vào dạy họcđọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy ngữ văn.3.Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Tô Thị Thùy Linh - Cơ quan, đơn vị: Tổ Ngữ văn – Trường THPT Tiên Du số 1 - Địa chỉ: Thôn Tư Chi – xã Tân Chi – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh. - Điện thoại: 0979353873 - Email: thuylinhsphn@gmail.com Tiên Du, ngày 23 tháng 1 năm 2023 Tô Thị Thùy Linh3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến:Sử dụng mô hình “Vòng tròn thảo luận văn chương” vàodạy học đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2022 - 2023 3. Các thông tin cần bảo mật: không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay vẫn còn nhiềugiáo viên thiên về giảng – bình, chú trọng việc truyền thụ kiến thức - nội dungbài học mà chưa chú ý đúng mực đến việc hình thành, rèn luyện năng lực để họcsinh tự khám phá những tác phẩm khác cùng thể loại. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông 2018: Chương trình giáo dục 2018“chuyển mạnh […] từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện nănglực và phẩm chất người học” (Nghị quyết 29/NQ – TƯ). Như vậy, năng lực làmột trong hai mục tiêu lớn của đổi mới giáo dục. Chính sự đổi mới này đã đặt rayêu cầu về các biện pháp dạy học hướng tới tích cực hóa hoạt động của người học. Tầm quan trọng của năng lực đọc hiểu và vị trí của giờ dạy đọc hiểu trongmôn Ngữ văn: Năng lực đọc hiểu được Chương trình đánh giá học sinh quốc tế(PISA) coi là một năng lực thiết yếu cần có đối với mỗi học sinh. Năng lực nàyđóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc học tập mà còn góp phần vàoviệc thúc đẩy quá trình phát triển tư duy và bồi đắp tâm hồn của mỗi con ngườitrong suốt cuộc đời. Ở bộ môn Ngữ văn, giờ đọc hiểu văn bản có vị trí đặc biệtquan trọng và chiếm thời lượng khá lớn. Vì thế, giáo viên cần có phương phápphù hợp để phát huy tốt nhất các năng lực chung và năng lực đặc thù cho họcsinh.4 Tính khả thi của mô hình “vòng tròn thảo luận văn chương” trong dạy họcđọc hiểu Ngữ văn: Mô hình “vòng tròn thảo luận văn chương” tập trung vàophản hồi của người đọc (học sinh); được định hướng chủ yếu bởi sự thấu hiểu vànhững câu hỏi của học sinh; được cấu tạo để phát huy tính độc lập, tính sáng tạo,tính trách nhiệm của học sinh; hình thức thảo luận này có tính chất “mở” và linhhoạt. Việc sử dụng mô hình trên đối tượng học sinh lớp 10 là phù hợp vì hoạtđộng nhận thức của các em đã phát triển ở trình độ khá cao, có vốn sống và trảinghiệm nhất định, cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm làm việc hợp tác trong quátrình học tập. Bởi vậy, sử dụng mô hình “vòng tròn thảo luận văn chương” sẽ tạođược hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, thúc đẩy học sinhđào sâu suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận riêng. Điều này góp phần giúp học sinhphát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ, tư duy, sángtạo, hợp tác… 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Sáng kiến “Sử dụng mô hình “Vòng tròn thảo luận văn chương” vào dạyhọc đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân” nhằm góp phần cảithiện thực trạng dạy học đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuânnói riêng và dạy học đọc hiểu thể loại truyện nói chung. Từ đó, hình thành vàrèn luyện năng lực đọc hiểu, khả năng tự học cho học sinh. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp sáng kiến: Các giải pháp: Trang bị cho học sinh nền tảng lí luận về mô hình “Vòngtròn thảo luận văn chương” trong dạy học đọc hiểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: