Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.12 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khắc phục những hạn chế của cách dạy truyền thống; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học; hình thành, phát triển năng lực của học sinh; từ đó làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng giờ học, đồng thời nâng cao chất lượng các bài kiểm tra, bài thi liên quan tới bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí và những bài thơ chữ Hán khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp,kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạyhọc bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPTYên Dũng số 3. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/12/2020. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trước khi giải pháp này được thực hiện, để chuẩn bị cho giờ dạy học bài ĐọcTiểu Thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 tập I, giáo viên thườngyêu cầu học sinh đọc trước văn bản bài thơ (phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịchthơ) và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài vào vở soạn. Trong giờhọc, giáo viên thường vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật cơ bản thiên về tínhtruyền thống như phát vấn, đàm thoại, diễn giảng. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việcđặt câu hỏi gợi dẫn cho học sinh, học sinh suy ngẫm, cảm nhận, trả lời và giáo viênsẽ nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức cơ bản, sau đó giảng bình những nội dung trọngtâm để học sinh có cơ hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vàovở và ôn bài theo hệ thống kiến thức đã ghi. Việc dạy và học như thế có những ưu điểm nhất định như học sinh có thời gianchuẩn bị bài ở nhà, trên lớp cơ hội được suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra cái hay, cáiđẹp của bài thơ dưới sự gợi ý của giáo viên, được lắng nghe những lời phân tích,đánh giá của giáo viên về tác giả, bài thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó,tôi nhận thấy một số hạn chế như sau: Giáo viên chủ yếu tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, do đó chưa hìnhthành được một số năng lực cơ bản cho các em. 2 Giáo viên chủ yếu dùng hình thức hỏi đáp, diễn giảng, do đó, tính chủ động,tích cực của học sinh chưa thực sự được phát huy. Ở những câu thơ khó, có thể họcsinh không cảm nhận được, và dẫn tới tình trạng giáo viên áp đặt cách hiểu của mìnhcho học sinh. Thậm chí, học sinh dễ nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ vào bạn kháchoặc vào giáo viên, không dành thời gian, tâm sức để suy nghĩ, tìm hiểu, cảm nhậnvề cái hay, cái đẹp của từng lời thơ, hình ảnh thơ… Từ đó mà hứng thú và kết quảhọc tập của học sinh sẽ không được như mong đợi. 5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo có ghi rõ nhiệm vụ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cácyếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, nănglực của người học. Để đáp ứng nhiệm vụ đó, các nhà giáo dục cần đầu tư đổi mớichương trình; đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập; đặc biệt là tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyềnthụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, pháttriển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Như vậy, đổi mớiphương pháp dạy và học nhằm mục đích hình thành, phát triển phẩm chất, năng lựchọc sinh đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục nói chung và đốivới dạy học ở THPT nói riêng, trong đó có môn Ngữ văn. Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng nhất, có giátrị nhất trong di sản thơ ca mà đại thi hào Nguyễn Du để lại cho đời. Đến với bài thơnày, hậu thế có cơ hội gặp gỡ hồn thơ đa cảm, tài hoa của Nguyễn Du, có dịp đồngcảm với nỗi khổ đau của những kiếp tài hoa bạc mệnh trong xã hội cũ, ở Việt Namvà đất nước Trung Quốc, từ đó mà thêm mến yêu, trân trọng cái tài, cái đẹp trongđời và hướng tới cuộc sống nhân văn hơn, tươi đẹp hơn. 3 Tuy nhiên, cũng như những bài thơ chữ Hán khác mà học sinh được học trongchương trình Ngữ văn 10, Đọc Tiểu Thanh kí là bài thơ rất khó. Bài thơ được viếtbằng thứ văn tự cổ rất hàm súc, cô đọng và giàu ý nghĩa – chữ Hán. Chính điều nàygây ra nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận bài thơ. Trước hết là sự khó khăn đối với giáo viên. Không ít giáo viên, kể cả nhữngngười đã ra trường khá lâu năm cũng gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu văn bảnbài thơ và thiết kế kế ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: