Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Rolesheet góp phần nâng cao năng lực lĩnh hội tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (62 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là giúp học sinh dễ nắm bắt các đơn vị kiến thức trọng tâm trong việc tiếp cận các tác phẩm theo thể loại trong Ngữ văn 12 kì I, dễ ghi nhớ những vấn đề phức tạp, từ đó các em hiểu vấn đề một cách có hệ thống. Đồng thời tạo cho học sinh thói quen nhận thức thế giới bằng lối tư duy quan hệ, tính logic và phát huy một cách hiệu quả tư duy hình ảnh, trừu tượng của các mặt trong một vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Rolesheet góp phần nâng cao năng lực lĩnh hội tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1-5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI SỬ DỤNG ROLESHEET GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC LĨNH HỘI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN Tác giả: BÙI THỊ THANH HOA Đơn vị công tác: Trường THPT 1-5 Tháng 03 - 2021 0 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai tròlà người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học. Học sinh, người học, mới là ngườichủ động, tích cực và sáng tạo, thực hiện các hoạt động học nhằm chiếm lĩnh trithức. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học trên, người giáo viên cần phải có nhữngphương pháp giảng dạy tích cực phát huy khả năng tự học, năng lực tư duy độc lậpvà sáng tạo ở học sinh. Thực tế những năm trở lại đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổthông đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Vì đa số học sinh chưa thực sựyêu thích môn Ngữ văn. Giáo viên vẫn dạy học theo kiểu đọc chép, dạy nhồi nhét,dạy như một nhà nghiên cứu văn học…Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động,không hình thành thói quen tự học, thiếu sự tương tác giữa giáo viên và học sinh,học sinh và học sinh, thiếu sự hứng thú và đam mê với việc học… Học sinh của chúng ta có thể học thuộc những ghi nhớ về nội dung và nghệthuật của các tác phẩm văn học và tiểu sử của các nhà văn trong sách giáo khoa,nhưng không mấy khi được đọc kỹ lưỡng toàn bộ một tác phẩm văn học, nhất làvăn xuôi và có cảm xúc thực sự khi đọc. Học sinh của chúng ta có thể viết lại đúngcác định nghĩa, nhận diện và phân loại chính xác các đơn vị và hiện tượng ngônngữ, nhưng không có thời gian thực hành các hoạt động giao tiếp. Các em khôngmấy khi được thảo luận (nói và nghe) về một tác phẩm mà mình yêu thích (đọc).Các bài làm văn phần lớn được học sinh viết theo ý tưởng gợi ý của giáo viên vàcác loại sách tham khảo mà các em học thuộc lòng. Giáo viên cũng không có thờigian chấm và sửa bài cho kĩ lưỡng. Kĩ năng viết một cách sáng tạo, thể hiện nănglực đánh giá, phê phán một cách độc lập của người viết bị biến thành kĩ năng họcthuộc ý tưởng và cách diễn đạt của người khác và chép lại. Theo nguyên lí của giáodục, “dạy” là một hoạt động làm cho quá trình “học” được diễn ra. Nói nhiều tronglớp mà học sinh không nghe, nghe mà không hiểu, hiểu mà không cảm thấy thíchthú, tức là người giáo viên đang nói vào thinh không. Cách mà chúng ta giảng bàinhư lâu nay chỉ làm cho quá trình học diễn ra ở số khía cạnh, vì vậy chỉ đạt đượcmột số mục tiêu khiêm tốn như đã nêu. Một môn học đòi hỏi nhiều cá tính sáng tạovà sự tưởng tượng của cả người dạy và người học đang trở nên khô khan, buồn tẻvà bị xa lánh. Việc thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã được chỉ đạo thựchiện từ nhiều năm nay, đặc biệt hiện nay ngành Giáo dục đang thực hiện đổi mớimạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm giúp đào tạo nên những học sinhnăng động - sáng tạo - phát triển toàn diện các kỹ năng, đặc biệt là tự học sáng tạo,tự học trải nghiệm để hòa nhập với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Vìnhững lẽ đó, chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng các kỹ thuật dạy học và phương 1pháp dạy học hiện đại để phát triển toàn diện các kỹ năng của học sinh, kích thíchhứng thú học tập ở các em là nhu cầu bức thiết trong hoàn cảnh giáo dục hiện nay.Vậy nên, tôi mạnh dạn áp dụng kỹ thuật dạy học dùng Rolesheet để hỗ trợ tronghoạt động giảng dạy, nhằm kích thích phát triển các kỹ năng sẵn có ở các em, đểmôn Ngữ Văn có thể trở thành môn học yêu thích, hấp dẫn, sinh động và đượcmong chờ trong từng tiết học. Hơn nữa, năm học 2020 – 2021, ngành giáo dục xác định việc “dạy người”, dạyđạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phải là một trong nhữngnhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả. Để đáp ứngnhững yêu cầu đổi mới đã có không ít giáo viên lựa chọn cho mình những phươngpháp kỹ thuật riêng, lối đi riêng trong cách giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó, hiệntrạng nhiều trường trong thời gian vừa qua, đều áp dụng phương pháp dạy họctruyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thức, vừa gây nhàm cháncho người học vẫn còn rất phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do xu hướng phát triển hiện đại,đòi hỏi số lượng lớn lao động chất lượng cao liên quan đến các ngành kinh tế vàkỹ thuật khiến học sinh chuyển hướng sang học các môn tự nhiên để vừa dễ xinviệc, vừa có thu nhập cao; nội dung sách giáo khoa về các môn xã hội chậm đổimới, không bắt kịp với thời đại. Đồng thời cũng có một nguyên nhân cơ bản k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: