Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 956.11 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là vận dụng Rubics nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀI. Lí do chọn đề tài. Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xuhướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theohướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực ngườihọc. Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộcác yếu tố cơ bản của Giáo dục - Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thốnggiáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tácquản lý Giáo dục - Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và tráchnhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơchế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầutư để phát triển Giáo dục - Đào tạo. Đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánhgiá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi vềhiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểuhiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chínhvì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ họctốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng luôn có tính chất thời sự và thuhút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Việc đổi mớigiáo dục hiện nay cũng tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao chất lượng bộ môn, trongđó có môn Lịch sử. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạyhọc, đặc biệt đối với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bộcông cụ kiểm tra đánh giá chính xác, khoa học là thước đo mức độ đạt được của mụctiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học, làm căn cứ điều chỉnh quá trìnhdạy học, làm đòn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học từ đó góp phần nâng caochất lượng giáo dục. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mớicác hình thức kiểm tra đánh giá. Những năm gần đây, Rubric được khuyến khích sửdụng trong nhà trường như một bộ công cụ đánh giá công bằng, khoa học và đáng tincậy. Đặc biệt, công cụ kiểm tra này phát huy được thế mạnh ở môn Lịch sử. Song,việc vận dụng Rubric để xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Lịch sử nhằm phát huynăng lực người học trong nhà trường phổ thông hiện nay diễn ra chưa thật đồng bộ vàhiệu quả. Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sửđể phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT ” làm sáng kiến với mong 1muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vàothực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.II. Mục đích nghiên cứu.- Vận dụng Rubics nhằm nâng cao hiệu quả bài học.- Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT.III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.- Phiếu Rubics trong dạy học lịch sử áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử THPT.- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THPT.- Đối tượng: học sinh THPT.IV. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về Rubics,phương pháp dạy học lịch sử, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo…- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về sử dụng Rubics. Dự giờ đồng nghiệp,trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều trathực trạng.- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử líkết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.V. Tính mới của đề tài. Sử dụng Rubics trong dạy học đã được sử dụng và tiến hành ở nhiều môn học nhưLý, Hóa, Văn, Địa... Trong tạp chí Giáo dục số 432/2018 có bài viết về “Thiết kế rubicsđánh giá bài viết văn thuyết minh của học sinh lớp 8” tác giả Trịnh Thị Lan- Đại học sưphạm Hà Nội. Tạp chí Giáo dục số 2/ 2020 bài viết của Nguyễn Phương Liên về “ Thiếtkế và sử dụng Rubics trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông”…Các bài viết chủ yếutrình bày sử dụng Rubics trong kiểm tra đánh giá. Vì vậy, đề tài “Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lựchọc sinh ở trường THPT” có tính mới, là những kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễndạy học có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học phổ thông. Sáng kiến chỉra cách thức sử dụng Rubics trong định hướng học tập cho học sinh, sử dụng trongquá trình GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực, góp phần đổi mới phương phápdạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng bộ môn. 2 PHẦN II: NỘI DUNGI. Cơ sở lí luận và thực tiễn1. Cơ sở lí luận1.1. Khái niệm đánh giá và tự đánh giá. Khái niệm đánh giá được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình thu thập , tổnghợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định. Đánh giá trong giáo dục làmột khái niệm rộng, nó được định nghĩa như một quá trình thu thập thông tin và sửdụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, chương trình, nhà trường và đưara các chính sách giáo dục. Đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung, đó là một quá trình thu thập,tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm củahọc sinh nhằm mục đích phát triển một sự hiểu biết sâu về điều gì học sinh biết, họcsinh hiểu và học sinh là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: