Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.81 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là xác định mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất. Từ đó thiết kế được các hoạt động dạy học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương trong cuộc sống, nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Có tài mà không có đức làngười vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy trongquá trình dạy học cần kết hợp dạy chữ, dạy người để phát triển toàn diện cả vềphẩm chất và năng lực; hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng củamỗi học sinh. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhâncách con người. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trìnhtích lũy, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực. Giáo dục phẩm chất cũnglà động lực để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh và ngược lại. Vì vậy, nóvừa là mục tiêu, vừa là nội dung giáo dục để có thể giáo dục học sinh “ học đểbiết”, “học để làm việc”, “học để chung sống”, “học để làm người”. Thực tế cho thấy, hiện nay đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái, một bộphận không nhỏ ngày càng trở nên thiếu lễ độ, ích kỉ; ít biết quan tâm, chia sẻ, cảmthông, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; bạo lực họcđường và vi phạm pháp luật gia tăng…Vì vậy việc giáo dục đạo đức, nhân cách,nhân phẩm, ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong thời đại mới để các em sốngbiết yêu thương, biết chia sẻ, biết cảm thông và sống có trách nhiệm hơn đang làvấn đề quan tâm của toàn xã hội mà trước hết là ngành giáo dục và đào tạo. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Sinh học góp phầnhình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, việcdạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng ở trường THPT đã có những đổimới đáng khích lệ về phương pháp, hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánhgiá… để dần tiếp cận với chương trình theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên các hoạtđộng dạy học vẫn đang chú trọng đến dạy kiến thức hoặc bước đầu chỉ hình thànhvà phát triển kĩ năng, năng lực mà chưa tổ chức được nhiều các hoạt động dạy họcđể hài hòa giữa hình thành, phát triển về cả phẩm chất và năng lực cho học sinh. Kiến thức phần sinh trưởng và phát triển ở động vật là mảng kiến thức gắnliền với thực tiễn, nghiên cứu tổng thể về các vấn đề liên quan đến sinh trưởng vàphát triển ở động vật nói chung cũng như con người nói riêng. Do đó việc vậndụng các phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học tích cực để thiết kế các hoạtđộng học nhằm khơi dậy ở các em những phẩm chất tốt đẹp như sự cảm thông, yêuthương, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, đặc biệt với trẻ em vùng khó khăn; sựkhác biệt giữa người với người và tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống,để các em biết lan tỏa yêu thương và truyền cảm hứng. Đồng thời kích thích sự tòmò, tích cực, chủ động, sáng tạo…để hình thành và phát triển năng lực ở học sinhđang là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và ứngdụng vào giảng dạy để thực hiện đề tài: 1 “Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11”.2. Đối tượng nghiên cứu- Kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật, các phương pháp, kĩ thuật dạyhọc tích cực, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá trong dạy học Sinh học.- Học sinh khối 11.3. Mục đích nghiên cứuXác định mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩmchất. Từ đó thiết kế được các hoạt động dạy học giúp học sinh biết truyền cảmhứng và lan tỏa yêu thương trong cuộc sống, nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn.4. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi nội dung: Phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11.- Phạm vi thực hiện: Nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy, tiến hànhbáo cáo kinh nghiệm trong năm học 2020 – 2021. Tổ chức dạy học phần sinhtrưởng và phát triển ở động vật giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêuthương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh khối lớp 11.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết- Nghiên cứu kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11.- Nghiên cứu yêu cầu mục tiêu của chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lựcvà phẩm chất cần đạt được.- Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hoạt động trảinghiệm; các hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.- Nghiên cứu chiến lược phát triển, mục tiêu đổi mới giáo dục, chương trình giáodục THPT tổng thể và môn Sinh học.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng và xử lí số liệu- Phát phiếu thăm dò GV và HS, thống kê và xử lí số liệu, thiết lập bảng biểu, biểuđồ để minh họa.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm- Sau khi thiết kế được các hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng vàlan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ở phần sinh trưởng vàphát triển ở động vật, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11 để kiểm tratính hợp lí, tính thực tiễn của đề tài qua tổ chức các hoạt động học, bài kiểm tra vàphiếu thăm dò. 25.4. Phương pháp tham vấnTrao đổi lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ởtrường THPT Nguyễn Đức Mậu và các trường THPT.6. Đóng góp mới của đề tài Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hình thứctổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá để thiết kế các hoạt động học nhằm phát triểnnăng lực và phẩm chất cho học sinh. Qua mỗi hoạt động học, bên cạnh hình thành và phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: