Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10" nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên và học sinh; Giúp giáo viên nắm vững quy trình KTĐG và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá; Đa dạng hóa và có phương pháp kiểm tra, đánh giá định kì tạo ra hứng thú trong học tập môn Địa lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địa lí lớp 10 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI:THIẾT KẾ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEOHƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10. Lĩnh vực: Đia lí Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thơ Năm thực hiện: 2023 - 2024 Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu Số điện thoại: 0383746355 Email: anhtho2510@gmail.com Năm học : 2023 -2024 0 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáodục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình vớiđánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục pháttriển”...Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháplý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học. Việc đánh giá kết quả môn Địa lí là đánh giá mức độ đạt được của học sinhvề phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học nhằm xác địnhvị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trìnhphát triển của bản thân. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giáqua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lốiđọc-chép thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiếnthức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên cácbài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giángay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thựchiện một cách khoa học và hiệu quả. Thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng ngại thiếtkế và sử dụng các công cụ đánh giá thường xuyên do các tác động khách quan vàchủ quan chi phối Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng được tổ chứcchưa thật sự đồng bộ hiệu quả. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thựctrong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập; khảnăng sáng tạovà năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thựctiễn cuộc sống còn hạn chế. Để đổi mới kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực học sinh, tôi tiến hànhnghiên cứu thiết kế một số công cụ kiểm tra và sử dụng đánh giá một số biểu hiệnnăng lực thành phần của HS trong dạy và học Địa lí 10, qua đó phát huy tính tíchcực, tự giác, khả năng liên hệ thực tiễn của học sinh, tạo không khí học tập hiệu quả,thoải mái và hứng thú cao đối với môn Địa lí. Đồng thời thực hiện được mục tiêuđánh giá vì sự tiến bộ của người học và các mức năng lực tương ứng mà HS đạtđược đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế công cụ kiểmtra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong môn Địalí lớp 10.” 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp. 2.1. Mục tiêu. - Nâng cao nhận thức về vai trò của phương pháp và kĩ thuật kiểm tra, đánh giáđối với giáo viên và học sinh. - Giúp giáo viên nắm vững quy trình KTĐG và vận dụng linh hoạt, có hiệu quảcác hình thức kiểm tra, đánh giá. - Đa dạng hóa và có phương pháp kiểm tra, đánh giá định kì tạo ra hứng thútrong học tập môn Địa lí. 2.2. Nhiệm vụ giải pháp. - Chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá phẩmchất, năng lực học sinh trong dạy và học môn địa lí 10. - Nêu được quy trình vận dụng phương pháp dạy học vào đánh giá phẩm chất,năng lực học sinh trong bài kiểm tra đánh giá. - Đưa ra được một số nguyên tắc và quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá theohướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Đưa ra được các công cụ kiểm tra, đánh giá. 3. Đối tượng, thời gian và địa điểm áp dụng biện pháp. - Đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh khối 10. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 23/9/2023 đến 17/4/2024. - Địa điểm áp dụng: Trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành, Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Nghiên cứu thực hiện phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu lý thuyết trong vàngoài nước có liên quan đến thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá thường xuyêntrong giáo dục và trong dạy học địa lí. Đặc biệt, các văn bản có tính pháp lý nhưThông tư 32, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được sử dụng để chúng tôitiến hành các công cụ đánh giá yêu cầu cần đạt một số chủ đề học tập. 4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạmCác công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng thực nghiệm tại trường THPT PhanĐăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phạm vi áp dụng trong dạy học mônĐịa lý lớp 10 của 04 lớp với tổng số HS sử dụng 176, 02 GV được tham gia xâydựng và sử dụng công cụ đánh giá. Kết quả thực hiện được xử lý dựa trên phân tíchbiểu hiện hứng thú học tập, cho điểm theo các tiêu chí đánh giá và đối sánh với cáclớp không sử dụng công cụ đánh giá tương ứng. 5. Tính mới của đề tài: Thông qua việc GV sử dụng công cụ đánh giá, HS được trang bị kĩ năng tự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: