Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề dạy học STEM gắn với sản xuất tại địa phương để chế biến một số sản phẩm thiên nhiên dùng trong đời sống

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.97 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là thiết kế được các chủ đề dạy học phù hợp, xây dựng được quy trình sử dụng hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học công nghệ 10 THPT qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế một số chủ đề dạy học STEM gắn với sản xuất tại địa phương để chế biến một số sản phẩm thiên nhiên dùng trong đời sống PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xuất phát từ việc dạy học: Trong thực tiễn giảng dạy công nghệ THPT nóichung và công nghệ 10 nói riêng, tôi thấy kiến thức công nghệ có rất nhiều ứngdụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, do tâm lí của học sinh coi môn công nghệ là mônphụ nên không tập trung học, không hứng thú để tìm hiểu kiến thức môn học. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đờisống, xã hội, giáo dục cũng không ngoại lệ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổiphương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phảichuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làmnhư thếnào”. Việc tách rời giữa các môn học trong chương trình đào tạo THPT là mộtrào cản lớn tạo ra khoảng cách không nhỏ giữa học và hành. Chính sự tách rời nàylàm cho học sinh thiếu đi tính ứng dụng vào thực tiễn. Vì thế đa số học sinh nhớ rõlí thuyết nhưng không giải quyết được vấn đề thực tiễn dù là vấn đề đơn giản. Nóicách khác, học sinh của chúng ta còn thiếu nhiều kĩ năng trong việc giải quyết cáctình huống thực tiễn. Mặt khác, theo luật giáo dục 2005 – điều 28 mục 2 có nêu “ Phương phápgiáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh” thì dạy học theo định hướng STEM là một giải pháp phát huy năng lực tựhọc, hợp tác, sáng tạo của người học để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất đồngthời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Nên tôi mạnh dạn đơn cửmột chủ đề mà tôi đã thực hiện tương đối có hiệu quả đó là “Thiết kế một số chủđề dạy học STEM gắn với sản xuất tại địa phương để chế biến một số sảnphẩm thiên nhiên dùng trong đời sống”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế được các chủ đề dạy học phù hợp, xây dựng được quy trình sửdụng hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học công nghệ10 THPT qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học Khoa học (vật lí, hóahọc, sinh học), Công nghệ và Toán học để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học công nghệ, kĩ thuật,toán học, học sinh sẽ được phát triển tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác để thànhcông. -1- - Với việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM còn tạo điều kiện chohọc sinh được tham gia đánh giá. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực tự học đối với học sinh THPT. - Quy trình thiết kế các chủ đề dạy học STEM. - Quy trình sử dụng các chủ đề để bồi dưỡng năng lực tự học. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học công nghệ 10 ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứuthường quy gồm: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, các ấn phẩm liên quanđến dạy học chủ đề STEM; liên quan đến năng lực tự học của học sinh THPT. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thứcchủ đề: sâu bệnh hại cây trồng và chủ đề: chế biến lương thực thực phẩm – môncông nghệ 10 THPT. 4.2. Phương pháp điều tra Lập phiếu điều tra về thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạyhọc sinh học nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của HS cấp THPTthông qua dạy học môn công nghệ 10. Lập phiếu điều tra kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi dạy học theo chủđề dạy học giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng về năng lực tự học của HS. 4.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục vàcác giáo viên dạy học bộ môn Công nghệ ở một số trường trung học phổ thông vềcác vấn đề liên qua đến đề tài. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của HS cấp THPT. Sau khi xây dựng nội dung và phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học cácchủ đề: sâu bệnh hại cây trồng và chủ đề: chế biến lương thực thực phẩm – môncông nghệ 10 THPT, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở các trường THPTthuộc địa bàn tỉnh Nghệ An để kiểm tra tính khách quan, tính thực tiễn của đề tài. -2-Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua kết quả phiếu điều tra. 4.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: