Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế phiếu học tập trong dạy học địa lý lớp 12- phần địa lý tự nhiên

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.73 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng phiếu học tập phục vụ cho dạy học địa lí. Xây dựng phiếu học tập phục vụ cho dạy học địa lí 12- phần tự nhiên. Đồng thời xác định cách sử dụng chúng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế phiếu học tập trong dạy học địa lý lớp 12- phần địa lý tự nhiên I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay trong ngành giáo dục nước ta nói chung, bộ môn địa lí nói riêng, đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là nhiệmvụ chiến lược. Để dạy học theo hướng phát huy tinh tích cực của học sinh đòi hỏiphải có phương tiện dạy học cần thiết. Phiếu học tập được xem là phương tiện cầnthiết và rất quan trọng. Bởi vì khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải tích cực tìmtòi, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới cũng như việc hình thành và rèn luyệnkỉ năng địa lí…Hiện nay, trong dạy học địa lí, đa số giáo viên còn hạn chế trong việcthiết kế và sử dụng phiếu học tập. Xuất phất từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “ Thiết kế phiếu học tập trong dạy học địa lý lớp 12- phần địa lý tự nhiên”nhằm góp phần đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng caochất lượng dạy học địa lí trong nhà trường 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng phiếu học tập phục vụ chodạy học địa lí - Xây dựng phiếu học tập phục vụ cho dạy học địa lí 12- phần tự nhiên. Đồngthời xác định cách sử dụng chúng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích, chọn lọc tài liệu làm cơ sở lí luận cho đề tài - Nghiên cứu nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng phiếu học tập trongdạy học địa lí - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi của đề tài 4. Đối tượng nghiên cứu: - Nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng phiếu học tập dạy học địa lí - Xây dựng và sử dụng phiếu học tập dạy học địa lí 12- Phần địa lí tự nhiên 5. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011 1 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích, chọn lọc, hệ thống hóa tài liệu liên quan đến phương pháp dạyhọc - Quan sát, điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tậptrong dạy học địa lí . Quan niệm về phiếu học tập: Phiếu học tập là tờ giấy rời, có kích thước nhỏ. Ở trên phiếu học tập đã chosẵn những gợi ý, các yêu cầu họat động hoặc các hướng dẫn bám sát theo nội dungvà trọng tâm của vấn đề cần tìm hiểu. Dựa vào đó, học sinh thực hiện hoặc ghi cácthông tin cần thiết để giúp chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức mới và mở rộng, bổsung kiến thức bài học Nội dung phiếu học tập được trình bày dưới nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau,như: chữ viết, con số, bảng, sơ đồ… * Phiếu học tập có hai chức năng cơ bản: + Cung cấp thông tin và sự kiện, dùng để bổ sung, mở rộng kiến thức bài học,hoặc làm cơ sở, tiền đề cho một hoạt động nhận thức nào đó. + Công cụ hoạt động và giao tiếp. Phiếu học tập chứa các câu hỏi, bài tập, yêucầu hoạt động, những vấn đề và công việc để cho sinh giải quyết, hoặc thực hiện,kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, phiếu học tậpthực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập củahọc sinh. Hai chức năng này có thể cùng thực hiện trên một phiếu học tập, nhưng cũngcó thể được thực hiện ở các phiếu độc lập với nhau: phiếu có chức năng cung cấpthông tin riêng, phiếu có chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp riêng. Trong 2trường hợp này, các phiếu chứa đựng câu hỏi, bài tập,… được gọi là phiếu hoạtđộng. * Phân loại phiếu học tập: Phiếu học tập có hai loại khác nhau: + Dựa vào mục đích sử dụng phiếu, có thể xếp thành phiếu học, phiếu củngcố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. + Dựa vào nội dung được trình bày ở phiếu, có thể có các kiểu phiếu khácnhau như: phiếu thông tin (nội dung gồm những thông tin bổ sung, mở rộng, minhhoạ cho kiến thức cơ bản của bài), phiếu bài tập (nội dung gồm các bài tập), phiếuyêu cầu (nội dung gồm các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết), phiếu thựchành (nội dung gồm những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kỉ năng),… Việc thực hiện các phiếu học tập trong bài học trên lớp của tài liệu mới nhằmmục đích nắm kiến thức mới, do vậy các bài tập/câu hỏi/nhiệm vụ trong phiếu đươcgọi là bài tập/câu hỏi/nhiệm vụ nhận thức. 1.2. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy họcđịa lí 12. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh ở trường A cho thấyviệc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí có những ưu điểm và nhược điểmsau: * Ưu điểm: - Đa số giáo viên đều khẳng định rằng phiếu học tập là một công cụ để họcsinh tích cực chủ động khai thác kiến thức, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.Hầu hết giáo viên đều ý thức được tính cần thiết của việc xây dựng và sử dụng phiếuhọc tập trong dạy học địa lí bởi nó kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, tích cựctrong việc tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức mới, tạo không khí học tập sôi nổi, học sinhnắm kiến thức chủ động hơn, hiệu quả dạy học cao hơn. * Nhược điểm: 3 - Nhìn chung mức độ sử dụng phiếu học tập của giáo viên còn thấp, ít giáoviên đầu tư xây dựng sơ đồ cho các tiết dạy trên lớp (trừ các tiết có sự đánh giá củađồng nghiệp) 2. Phương pháp xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí 12: 2.1. Phương pháp xây dựng sơ đồ: 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng sơ đồ: Để xây dựng sơ đồ khoa học và hợp lí cần tuân thủ các nguyên tắc sau:- Thiết kế phiếu học tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học và trình độhọc sinh.- Thiết kế phiếu học tập phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và thẩm mỹ.- Thiết kế phiếu học tập phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: