Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tình huống dạy học trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song cho học sinh lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Thiết kế tình huống dạy học trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song cho học sinh lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức" nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc thiết kế tình huống dạy học bài đường thẳng và mặt phẳng song song trong hình học không gian lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức. Thiết kế một số nội dung trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song trong không gian của hình học lớp 11 ở trường THPT theo hướng kiến tạo tri thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế tình huống dạy học trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song cho học sinh lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 --    -- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC TRONG BÀI ĐƯỜNGTHẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO HƯỚNG GIÚP HỌC SINH KIẾN TẠO TRI THỨC MÔN: TOÁN Tên tác giả: Ngô Thị Thủy Tổ bộ môn: Toán - Tin Năm : 2023 Điện Thoại: 0394809681 Diễn Châu, Tháng 04 năm 2023 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông, nhiệm vụ quan trọng củagiáo dục là phát triển các năng lực cho học sinh ở các bộ môn, trong đó có bộ mônToán. Toán học là môn khoa học cơ bản, học toán để rèn luyện tư duy nhạy bén vàkhả năng suy luận logic của học sinh, học toán giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phảnxạ nhanh và khả năng suy luận. Bởi vậy, để phát huy được vai trò to lớn của việc họctoán rất cần những phương pháp dạy học tích cực mà người đóng vai trò quan trọngđầu tiên đó là giáo viên, người trực tiếp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Người dạycần có cách thức tổ chức một tiết dạy cũng như kiến tạo những tình huống trong dạyhọc giúp học sinh tiếp cận được, biết phát hiện và xử lý các kiến thức đó mà khôngcảm thấy bị áp đặt, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, tự giác, chủ động; rènluyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vàonhững tình huống khác nhau trong học tập cũng như trong thực tiễn ; tạo niềm vui,hứng thú cho học sinh trong hoạt động học. Trong sách giáo hình học 11 hiện hành, bài đường thẳng và mặt phẳng song songlà bài giảng thú vị chứa đựng nhiều hình ảnh thực tế, giúp học sinh dễ hình dung vàliên tưởng để trải nghiệm hình học không gian một cách thú vị. Mỗi nội dung đó đềucần có những hoạt động cụ thể, theo từng mức độ mà giáo viên phải xây dựng để giúphọc sinh nắm được từ các khái niệm, vẽ được hình, vận dụng vào giải toán và thựctiễn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc dạy học môn toán nói chung và dạyhọc hình học nói riêng, đặc biệt là phần hình học không gian ở các trường phổ thôngít nhiều vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh, mà chưa tạo rađược các tình huống học tập, chưa tổ chức dạy học theo hướng 4 vận dụng các phươngpháp dạy học tích cực để kích thích sự tìm tòi, khám phá, tự nghiên cứu và tự chiếmlĩnh tri thức của học sinh. Điều này khiến một bộ phận không nhỏ học sinh trở nênthụ động, lười học, lười suy nghĩ... Vì vậy, cần thay đổi phương pháp dạy học bắt đầutừ chính giáo viên. Có rất nhiều cách để thúc đẩy vai trò chủ thể của học sinh tronghoạt động dạy học, như: dạy học nêu vấn đề, dạy học theo hướng tích hợp liên môn…Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm nhất định, vấn đề là giáo viên vậndụng như thế nào trong điều kiện thực tiễn của bản thân. Xuất phát từ mục đích tạora các tình huống dạy học nhằm giúp học sinh xuất hiện nhu cầu và cảm thấy có khảnăng huy động tri thức, kinh nghiệm để đối mặt, giải quyết vấn đề được đặt ra trongtình huống dạy học, tôi chọn đề tài: “Thiết kế tình huống dạy học trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song chohọc sinh lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức”. Hi vọng, đề tài sẽ hữuích không chỉ đối với học sinh mà còn có ý nghĩa thiết thực với các đồng nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích Thiết kế tình huồng dạy học bài đường thẳng và mặt phẳng song song trongchương trình hình học lớp 11 THPT theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc thiết kế tình huống dạy học bàiđường thẳng và mặt phẳng song song trong hình học không gian lớp 11 theo hướnggiúp học sinh kiến tạo tri thức. Thiết kế một số nội dung trong bài đường thẳng và mặt phẳng song song trongkhông gian của hình học lớp 11 ở trường THPT theo hướng kiến tạo tri thức. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc thiết kế các nội dungdạy học trên. 3. Đối tượng nghiên cứu Các tình huống dạy học bài đường thẳng và mặt phẳng song song của hình học lớp11 THPT. 4. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thiết kế tình huống dạy học bài đường thẳngvà mặt phẳng song song cho học sinh lớp 11 theo hướng giúp học sinh kiến tạo trithức. 5. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu lý luận.- Nghiên cứu sách giáo khoa- Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018- Thực nghiệm sư phạm. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài6.1. Về mặt lý luận Làm rõ tầm quan trọng của việc thiết kế các pha dạy học bài đường thẳng vàmặt phẳng song song của hình học không gian ở trường THPT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: