Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chương Năng lượng thuộc Vật lí 10 phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tăng hứng thú học tập của học sinh

Số trang: 78      Loại file: docx      Dung lượng: 5.34 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (78 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chương Năng lượng thuộc Vật lí 10 phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tăng hứng thú học tập của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu vấn đề sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học của giáo viên trong trường THPT Tương Dương 1 Tỉnh Nghệ An; Nghiên cứu nội dung chương Năng lượng chương trình Vật lí 10 làm cơ sở để thiết kế và sử dụng bài tập; Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn và các kiến thức liên môn liên quan đến kiến thức chương Năng lượng vật lí 10.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chương Năng lượng thuộc Vật lí 10 phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tăng hứng thú học tập của học sinh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” THUỘC VẬT LÍ 10 PHÁT TRIỂN NĂNGLỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Lĩnh vực: Vật lí Nghệ An, tháng 04 năm 2024 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ---------- TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” THUỘC VẬT LÍ 10 PHÁT TRIỂN NĂNGLỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Lĩnh vực: Vật lí NHÓM TÁC GIẢ: Họ và tên: PHẠM THỊ THƯƠNG Chức vụ : Giáo viên Vật lí Tổ : KHTN Số điện thoại: 0942.923.427 Năm học: 2023 - 2024 Nghệ An, tháng 04 năm 2024MỤC LỤC I – MỞ ĐẦUI.1. Lí do chọn đề tài Thực trạng giáo dục Việt Nam đã và đang có những cải cách to lớn trongviệc chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa và đổi mớiphương pháp. Việc dạy học vật lí ở trường phổ thông theo chương trình mới 2018 hiện nay,mục tiêu chính là phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trườnghọc tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trởthành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốtđời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dâncó trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước trong thời đạitoàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng xác định rõ nhữngnăng lực cốt lõi của học sinh bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giaotiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán, năng lựctìm hiểu tự nhiên và xã hội…, đặc biệt là “chú trọng thực hành, vận dụng kiến thứcđể giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”. Trong quá trình dạy học vật lí, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọngcủa rèn cho học sinh giải bài tập vật lí. Tuy nhiên vẫn rất nhiều học sinh gặp khókhăn khi giải bài tập. Điều này không chỉ do tính phức tạp, đa dạng của hệ thốngbài tập, do phân bố tiết dạy bài tập còn ít, mà còn do chính nhược điểm mắc phảikhi soạn thảo hệ thống bài tập của giáo viên. Mặt khác hoạt động giải bài tập vật líhiện nay ở rất nhiều trường không phát huy được tính tích cực, tự chủ và bồidưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. Thông thường, nhiều giáo viên có quanniệm rằng số lượng bài tập càng nhiều và mức độ bài tập càng khó thì càng tốt.Chính điều này lại gây ra sự căng thẳng và nặng nề trong tâm lí học sinh. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức vật lí trongchương trình trung học phổ thông liên hệ rất chặt chẽ với đời sống. Sự phong phúvề kiến thức, sự đa dạng về các hình thức thí nghiệm, và mối liên hệ chặt chẽ giữacác kiến thức Vật lí và đời sống là những lợi thế không nhỏ đối với tiến trình đổimới phương pháp dạy học. Trong đó, không thể không kể đến những kiến thứcthuộc chương năng lượng - Vật lí 10. Đây là một trong những chương quan trọngvà có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Nếu gắn bài tập thực tiễn với dạyhọc phần này thì học sinh sẽ tiếp thu và vận dụng kiến thức tốt hơn.4 Từ các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Thiết kế và sử dụng bài tập thựctiễn trong dạy học chương “Năng lượng” thuộc Vật lí 10 phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và tăng hứng thú học tập của học sinh.I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chương “Nănglượng” thuộc Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tăng hứngthú học tập môn Vật lí của học sinh. Cụ thể: - Nghiên cứu vấn đề sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học của giáo viêntrong trường THPT Tương Dương 1 Tỉnh Nghệ An - Nghiên cứu nội dung chương Năng lượng chương trình Vật lí 10 làm cơ sởđể thiết kế và sử dụng bài tập. - Nghiên cứu các phương pháp dạy học kết hợp bài tập thực tiễn. - Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn và các kiến thức liên môn liên quan đếnkiến thức chương Năng lượng vật lí 10. - Soạn thảo bài tập thực tiễn chương “Năng lượng” thuộc Vật lí 10. - Soạn thảo các bước dạy học kết hợp bài tập thực tiễn với nội dung kiếnthức chương “Năng lượng” thuộc Vật lí 10. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo quy trình tổ chức đã soạn thảo đểđánh giá hiệu quả của nó với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tănghứng thú học tập của học sinh. Từ đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợpcũng như vận dụng linh hoạt biện pháp này vào tổ chức dạy học kiến thức Vật líthuộc chương trình Vật lí phổ thông.I.3. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động của GV và HS lớp 10 ở trường THPT Tương Dương 1 khi họcchương “Năng lượng” kết hợp bài tập thực tiễn. - Nội dung kiến thức chương Dao động thuộc Vật lí 10.I.4. Phạm vi nghiên cứu - Tổ chức dạy học kết hợp bài tập thực tiễn chương “Năng lượng” thuộc Vậtlí 10. - Các hình thức dạy - học của GV và HS ở trường THPT Tương Dương 1 - Năng lực giải quyết vấn đề và hứng thú học tập môn Vật lí của học sinhlớp 10 trường THPT Tương Dương 1 trước và sau khi tiến hành thực nghiệm.I.5. Phương pháp nghiên cứu5 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: