Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10.

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài mang lại hiểu quả cao trong việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng lấy người học làm trung tâm. Những hiệu quả cụ thể về kinh tế, xã hội, chúng tôi đã trình bày ở phần trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10. Phần 1. Đặt vấn đềI. Lí do chọn đề tài 1. Đổi mới giáo dục là một công việc mang tính chất lâu dài và đòi hỏi phảitiến hành toàn diện trên nhiều mặt, bao gồm đổi mới về chương trình, sách giáokhoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… Trong đó, đổi mới phương phápdạy học được xem là khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là độnglực thúc đẩy sự đổi mới toàn bộ quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu đượcđặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lựctừ sau năm 2018. Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánhgiá ở trường phổ thông: một là, đổi mới mục đích đánh giá (không chỉ nhằm phânloại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, đểphát triển năng lực người học); hai là, đa dạng hóa công cụ đánh giá (kết hợp hìnhthức tự luận, trắc nghiệm, quan sát…) và ba là, đổi mới chủ thể đánh giá (không chỉgiáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá). Như vậy, theo xu hướng đổi mới, người học cần chuyển từ trạng thái bị độngtrong kiểm tra đánh giá sang chủ động đặt ra mục tiêu phấn đấu, lựa chọn phươngpháp phù hợp, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí để từ đócó kế hoạch cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Do đó, cần có một côngcụ đánh giá phù hợp hơn hình thức đáp án – thang điểm như hiện nay. Một trongnhững xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là xây dựng tiêu chí đánh giá mônhọc theo Rubric. 2. Đối với môn Ngữ văn, bộ phận Đọc hiểu đóng một vai trò quan trọng, cóthể ví như cánh cửa đầu tiên để hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và là tiền đềđể hướng đến năng lực tạo lập văn bản. Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra đánhgiá trong phân môn Đọc hiểu cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, chúngta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạtđộng cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện…) còn việc đổi mớinhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học Đọc hiểu thì chưađược quan tâm đúng mức. Rubric là một công cụ có nhiều ưu điểm trong đánh giákết quả học tập của người học, đặc biệt có thể đáp ứng đòi hỏi của ba phương diệntrong thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực. Cụ thể hóa chuẩn kiến thứckĩ năng thành các tiêu chí kiểm tra đánh giá, Rubric hoàn toàn có thể được vận dụngvào dạy học Đọc hiểu nhằm tăng tính tương tác, tăng hiệu quả và phát huy cao nănglực của học sinh. Trong đề tài này, chúng tôi dẫn một trường hợp minh họa là xâydựng và vận dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sựdân gian cho học sinh lớp 10. 1 3. Dạy học tích hợp là một định hướng đổi mới phương pháp nhằm phát triểnnăng lực tổng hợp, ứng dụng thực tiễn cho học sinh. Theo đó, các bài học trong sáchgiáo khoa sẽ được thiết kế lại theo các chủ đề. Một trong những chủ đề trọng tâmcủa chương trình Ngữ văn 10 là Văn học dân gian trong đó có hai chủ đề nhỏ là Tácphẩm tự sự dân gian và Tác phẩm trữ tình dân gian. Việc dạy học theo chủ đề đòihỏi giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp mới và đồng thời hoạt động kiểmtra đánh giá cũng cần đa dạng, linh hoạt vừa phải kiểm tra được tư duy tổng hợp,khái quát vừa đánh giá được năng lực tiếp nhận các tác phẩm theo đặc thù mỗi thểloại, năng lực so sánh để nhận ra nét riêng của mỗi tác phẩm cùng nhóm. Vận dụngcông cụ Rubric có thể giúp đánh giá tối ưu năng lực giải quyết các nhiệm vụ học tậpcủa học sinh trong dạy Đọc hiểu theo chủ đề, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành triển khai thiết kế và vận dụng Rubrictrong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh lớp10.II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩmtự sự dân gian cho học sinh lớp 10. 2. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phương pháp nghiên cứu trọng tâmnhư: khảo sát, phân tích – tổng hợp, mô tả, thống kê, so sánh, thực nghiệm…III. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sáng kiến triển khai các nội dung chínhsau: I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 1.2. Rubric trong kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực giáo dục 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học Đọc hiểu Ngữ văn hiện nay 2.2. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng lựcđọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10. II ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: