Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Chương II: Nitrogen - Sulfur, Hóa học 11 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.85 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Chương II: Nitrogen - Sulfur, Hóa học 11 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018" nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh hệ thống câu hỏi lí thuyết, bài tập liên quan đến thực tiễn, liên quan đến kiến thức về môi trường của các nguyên tố Nitrogen, Sulfur và hợp chất của chúng. Định hướng rõ mục tiêu của từng nội dung liên quan, từ đó giúp giáo viên có thể lồng ghép với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Hóa học nói chung và trong dạy học Chương 2 - Hóa học 11 nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Chương II: Nitrogen - Sulfur, Hóa học 11 Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II: NITROGEN – SULFUR, HÓA HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LĨNH VỰC: HÓA HỌC TÁC GIẢ: CHU THỊ KIM LIÊN NĂM 2024 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗitrường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Có thể là ô nhiễmkhông khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất,ô nhiễm biển, …. Có thể nói môi trường và ô nhiễm môi trường đang ngày càngtrở thành vấn đề nóng, vấn đề cấp bách toàn cầu. Có rất nhiều giải pháp đưa ra đểbảo vệ, tái tạo một môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Nhưng để hiểu về các vấnđề của môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường xung quanh thì trướctiên mỗi người đều phải có kiến thức sơ đẳng nhất về những vấn đề liên quan. Dạy học tích hợp đang là xu thế chung đối với các nền giáo dục ở các quốcgia trên thế giới. Phương pháp dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu vấn đề quantâm một cách tổng hợp và toàn diện nhất. Đặc biệt giáo dục môi trường là nộidung rất đáng được lựa chọn làm chủ đề tích hợp của các nhà giáo dục nói chungvà giáo viên giảng dạy môn Hóa học nói riêng. Việc lồng ghép các nội dung về giáo dục môi trường, việc tích hợp các kiếnthức môn hóa học để giải quyết vấn đề môi trường là rất cần thiết. Do đó việc hệthống, nhìn nhận và chỉ ra các nội dung kiến thức hóa học liên quan đến môitrường cũng như việc vận dụng nó vào nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường làvô cùng cần thiết, cấp bách. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong dạy học Chương II: Nitrogen - Sulfur, Hóa học 11 Chương trình Giáodục Phổ thông 2018 để góp sức vào ngân hàng kiến thức về giáo dục bảo vệmôi trường hiện tại và tương lai.2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cho giáo viên và học sinh hệ thống câu hỏi lí thuyết, bài tập liênquan đến thực tiễn, liên quan đến kiến thức về môi trường của các nguyên tốNitrogen, Sulfur và hợp chất của chúng. Định hướng rõ mục tiêu của từng nộidung liên quan, từ đó giúp giáo viên có thể lồng ghép với giáo dục bảo vệ môitrường trong dạy học Hóa học nói chung và trong dạy học Chương 2 - Hóa học11 nói riêng.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu nhưsau: - Tìm tòi, hệ thống một số vấn đề liên quan đến thực tiễn, kiến thức tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Hóa học. - Tìm tòi, hệ thống câu hỏi và lời giải các bài tập liên quan đến thực tiễn,kiến thức tích hợp bảo vệ môi trường thuộc Chương 2 - Hóa học 11. - Tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy học tích hợp các nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường một cách hợp lý và hiệu quả.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Một số vấn đề liên quan đến thực tiễn, Hóa học bảo vệ môi trường, chỉ ramục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cho từng nội dung liên quan. Soạn giảng bài “Một số hợp chất của Nitrogen với Oxygen” - Hóa học 11,theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi giảng dạy môn Hóa học trongtrường THPT.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan. - Phương pháp quan sát: Quan sát, tìm hiểu về thực trạng môi trường địaphương có liên quan đến các hợp chất của Nitrogen và Sulfur. - Phương pháp phỏng vấn: Tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy nói chung và giảng dạy môn hóa học nói riêng, thamkhảo một số chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Lên kế hoạch và thực nghiệm sư phạmtại các lớp 11A, 11B, 11G và 11K - Trường THPT Thái Hòa.6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài phân tích, hệ thống cơ sở lý luận thực tiễn, xây dựng được một sốgiải pháp bảo vệ môi trường thông qua quá trình dạy học, đồng thời góp phần giáodục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nói riêng và cho giới trẻ nói chung. Đề tài giúp giáo viên giảng dạy Hóa học nói chung và giảng dạy Chương 2- Hóa học 11 nói riêng có một ngân hàng kiến thức về giáo dục môi trường để tíchhợp vào các bài dạy. Đặc biệt, đề tài cung cấp hệ thống câu hỏi và bài tập thựctiễn, tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Hóa học nhằm làm đa dạng,phong phú cho bài dạy một cách hợp lý. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1. Cơ sở lý luận1.1. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triểnnhững năng lực cần thiết ở học sinh. Trong đó năng lực đặc biệt được chú trọnglà vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình huống thực tiễn. Giáoviên sẽ lồng ghép những nội dung giáo dục vào các môn học có sẵn thông qua cáchoạt động giảng dạy. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, qua đó học sinh biết cách thuthập, chọn lọc, xử lý thông tin và vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyếtcác vấn đề liên quan trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống. Ví dụ lồngghép các nội dung giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe vàonội dung môn hóa học. Giáo viên có thể tích hợp các môn học khác nhau, hoặccác kiến thức liên quan đến nội dung bài học để chuyển tải đến học sinh nhữngchủ đề giáo dục lồng ghép...[5]. 31.2. Nội dung cần thiết trong dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là một xu thế hiện đại, xu thế này không mới so với cácchương trình giáo dục tiên ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: