Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài Phenol – Hóa học 11

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 819.26 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của sáng kiến là đề xuất phương án giảng dạy bài Phenol theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, gắn hóa học với đời sống, từ đó học sinh có thái độ đúng đắn với bản than, cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài Phenol – Hóa học 11 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ1.Lý do chọn đề tài. Trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm “đột phá chiến lược” của giáo dục trong giai đoạn 2016-2020 đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Trong giáo dục, đổi mớichương trình và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểmtra đánh giá là những nội dung đã được triển khai thực hiện rộng rãi, đem lạinhững thay đổi tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ở khía cạnh hoạtđộng, tất cả những đổi mới này đều được thể hiện sinh động trong mỗi giờ họcqua hoạt động của người dạy và người học. Sự thành công của một giờ dạy theođịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; quantrọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và người học.Chính vì thế việc thiết kế một giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh, gắn kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn cuộcsống, giáo dục ý thức cộng đồng cho học sinh và tiến hành tổ chức dạy học hiệuquả là một trong những việc làm thiết thực nhất mà tôi đã, đang và sẽ thực hiệntrong quá trình giảng dạy của mình. Mặt khác, vấn đề môi trường và vệ sinh antoàn thực phẩm là vấn đề nổi cộm trong thực tiễn và trong quá trình dạy học nóichung và dạy học hóa học nói riêng, người dạy cần định hướng, giáo dục chongười học thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với cá nhân và cộngđồng một cách thường xuyên, liên tục. Trong đó, dạy học hóa học góp phần giáodục ý thức và hành động bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmđến với học sinh và lan tỏa tới các đối tượng khác ở bất kể thời điểm và nộidung nào của môn học. Trong chương trình môn Hóa cấp trung học phổ thông, có nhiều bài họcmà giáo viên có thể lồng ghép các nội dung khác như giáo dục bảo vệ môitrường, giáo dục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục gắn lí thuyết vớithực tiễn sản xuất và đời sống... Có những vấn đề trong thực tiễn cho thấy có sự liên quan về mặt cấu tạocủa các chất độc hại nhưng có người vẫn sử dụng để kiếm lời mà không quantâm đến môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Những vấn đề đó cầnđược giáo viên giáo dục đầy đủ cho học sinh nhận biết để hạn chế tác hại củachúng. Chẳng hạn ở bài “Phenol – Hóa học 11”, phenol là một chất rất độc,nhiều hợp chất chứa nhóm –OH phenol cũng độc nhưng ở đâu đó người tiêudùng vẫn bị người kinh doanh “bắt” hấp thụ vào cơ thể, bên cạnh đó cũng cóchất chứa nhóm –OH phenol lại có tác dụng tích cực đối với cơ thể, hay là thựctế đã có những vụ ô nhiễm môi trường do phenol gây ra. Vì vậy, cần thiết phảiliên hệ vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục và nâng cao ýthức cho học sinh qua bài Phenol. Bên cạnh đó, Phenol là bài học mà sách giáokhoa viết khá dài, nếu dạy học theo truyền thống thì người dạy và người học đều 1cảm thấy nhàm chán, nên cũng cần thiết kế và thực hiện cho phù hợp để việcdạy học trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn. Với những lí do trên và qua thực tiễn dạy học, tôi đã thực hiện và xin giớithiệu đề tài “Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toànthực phẩm qua bài Phenol” – Hóa học 11. Rất mong nhận được sự góp ý củahội đồng khoa học.2. Mục đích nghiên cứu.Đề xuất phương án giảng dạy bài Phenol theo hướng tích cực hóa các hoạt độngcủa học sinh, gắn hóa học với đời sống, từ đó học sinh có thái độ đúng đắn vớibản than, cộng đồng.Khắc phục được hiện tượng dạy lý thuyết đơn thuần, khô khan và giúp học sinhyêu thích môn học hơn, qua đó cũng góp phần phát huy được các phẩm chất,năng lực của người học.3. Nhiệm vụ của đề tài.-Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài.-Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, thiết kế giáo án và bài giảng theo hướnggiáo dục tích hợp và tích cực hóa các hoạt động.-Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.4. Điểm mới của đề tài - Trong đề tài này, học sinh có những hiểu biết thực tiễn gắn với đời sốngcon người hang ngày, khơi dậy được ý thức trách nhiệm với bản thân. Với côngviệc được giáo viên giao và định hướng, học sinh sẽ được va chạm với thực tế,giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với thế giới bên ngoài, giúp các em cónhững hiểu biết, kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. - Đề tài cũng góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, giá trịsống, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hộihiện đại nói chung và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng. - Hình thức tổ chức: Đa dạng, phong phú, linh hoạt, mở về không gian,thời gian. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các vai trò khác nhau (phụhuynh, nhà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: