Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.96 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực phân tích thẩm bình, để hiểu sâu sắc giá trị tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn xuôi tự sự nói riêng; Giúp các em có kĩ năng làm bài văn cảm thụ chi tiết, đáp ứng được yêu cầu của việc thi cử theo tinh thần đổi mới của những năm gần đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX 1TÌM HIỂU CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TỪ ĐẦU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Tác giả: Mai Thị Huệ - GV tổ Ngữ Văn Trường THPT Yên Dũng số 3A. ĐẶT VẤN ĐỀI. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệmDạy và học kiểu bài đọc – hiểu tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn là mộtviệc làm khá thường xuyên của thầy và trò trong suốt ba năm bậc phổ thông trunghọc. Để làm tốt công việc này, giáo viên phải nắm vững những đặc trưng cơ bản củathể loại; học sinh phải có kĩ năng cảm thụ, đọc hiểu tác phẩm, có phương pháp phântích, diễn đạt phù hợp.Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ được cấu thành từ nhiều yếu tố trong sựthống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật được tạo nên bởi tài năng của nhàvăn. Một tác phẩm văn học được tạo nên bởi muôn vàn chi tiết trong sự đan cài mócnối rất chặt chẽ không thừa, không thiếu bởi bàn tay khéo léo tài hoa của ngườinghệ sĩ. Muốn nắm bắt được tư tưởng–linh hồn của tác phẩm và cá tính sáng tạo củanhà văn ta cần thiết phải tìm hiểu từng chi tiết nghệ thuật trong sự sắp xếp vô cùngchặt chẽ đó.Nhà văn Nga Pauxtopxki từng nói:“chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Trongtruyện ngắn Bụi quý (nằm trong tập sách Bông hồng vàng) nhà văn đã kể câu chuyện:Anh thợ quét rác thành Pa-ri Sa-mét sau lần gặp Xuyzan đã không đổ bụi ở nhữnghiệu kim hoàn đi nữa mà chắt chiu gom nhặt từ vô vàn những hạt bụivàng li ti nằm lẫntrong đống rác thải của những tiệm kim hoàn. Sa-mét quyết định sẽ sàng bụi lấy vàng,đúc thành một thỏi nhỏ và dùng nó để đánh một bông hồng vàng mang lại hạnh phúccho Xuyzan. Từ vô số hạt bụi vàng của Sa-mét người thợ kim hoàn đã đánh thànhbông hồng vàng. Có thể ví tác phẩm tự sự tựa như bông hồng vàng còn các chi tiếtnghệ thuật là những hạt bụi vàng. Một lượng bụi vàng nhất định sẽ làm nên một bônghồng vàng. Các chi tiết kết dính vào nhau làm nên một tác phẩm tự sự. Mỗi chi tiếtnhư một tế bào cấu thành sự sống của tác phẩm văn chương. Theo các tác giả cuốn Líluận văn học (NXB Giáo dục - 1997): yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất củatruyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý. Nhiều khi truyện 2ngắn sống được là nhờ vào những chi tiết hay, chi tiết đắt của tác phẩm. Nói như GS.Nguyễn Đăng Mạnh:“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗichữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như nhữngnhãn tự trong thơ vậy” (Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại củaTrần Đăng Khoa báo Văn nghệ số 14, 4/1999).Một thói quen của người đọc nói chung và học sinh nói riêng khi tiếp cận văn bản tựsự là chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống mà ít quan tâm đến các chitiết đặc biệt là những chi tiết phát sáng của tác phẩm. Do đó cảm nhận về tác phẩmđôi khi còn hời hợt và kém sâu sắc. Trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩmmới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của từng thiêntruyện. Những bài viết biết khai thác chi tiết thường tạo nên những nét riêng, mớimẻ và cá tính vì trong mỗi chi tiết luôn chứa đựng những lớp trầm tích càng khaithác càng thấy giá trị mở thêm ra thế giới văn chương đa hình muôn sắc.Có thể nói nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề chi tiết nghệ thuật trong tác phẩmtự sự là rất cần thiết cho việc dạy học, nâng cao chất lượng học tập củahọc sinh, đặc biệt là ở chương trình phổ thông trung học. Hơn nữa xuhướng thi những năm gần đây (thi THPTQG, học sinh giỏi) thường có câu hỏi vềchi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi tự sự. Nhiều học sinh còn lúng túng,vụng về với dạng đề này.Thấy được vai trò vô cùng quan trọng của chi tiết trong tác phẩm tự sự và tính thiếtthực của nó để có thể áp dụng vào thực tiễn dạy- học nên tôi chọn sáng kiến kinhnghiệm: Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạngtháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệmTrong SKKN này chúng tôi xin được trình bày những hiểu biết của mình về kháiniệm chi tiết nghệ thuật với những đặc điểm nổi bật và vai trò của nó trong tácphẩm văn xuôi, khảo sát một số dạng đề về phân tích, cảm thụ chi tiết nghệ thuật.Chuyên đề nhằm hai mục đích:Với học sinh: Giúp học sinh nâng cao năng lực phân tích thẩm bình, để hiểu sâu sắcgiá trị tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn xuôi tự sự nói riêng; Giúp các 3em có kĩ năng làm bài văn cảm thụ chi tiết, đáp ứng được yêu cầu của việc thi cửtheo tinh thần đổi mới của những năm gần đây.Với giáo viên: Tìm hiểu chi tiết trong tác phẩm tự sự cũng là một cách người viết tựhọc, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Người dạy cần có ý thứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: