Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6 - chương I

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.93 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (42 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp dạy học dự án là một phương pháp tích cực để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học dự án lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò cố vấn, đồng hành. Học sinh thường sẽ làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian, tìm kiếm nguồn thông tin đa dạng và tạo ra các sản phẩm xác thực. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6 - chương ISỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƢỜNG THCS VÀ THPT PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ────────── ───────────────── Phú Tân, ngày 20 tháng 01 năm 2019. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ────────── I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: LÊ THỊ MỘNG LINH Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 02.8.1980 - Nơi thường trú: Ấp Cái Tắc, TT Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang. - Đơn vị công tác: THCS- THPT PHÚ TÂN - Chức vụ hiện nay: TTCM tổ TOÁN - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Toán II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ: - Đến đầu tháng 9/2018: Số liệu CC, VC, người lao động: 73, trong đó BGH: 04; Giáo viên: 60; GV chuyên trách công tác Đoàn, Đội: 02; Nhân viên thiết bị: 01; Nhân viên: 04; Nhân viên NĐ68: 02. - Tổ chuyên môn, nghiệp vụ: 09 tổ (08 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng). - Huy động đầu năm đến 05/09/2018: THCS 454/471, 96.39%; THPT 599/631, 94.93%; Cộng 2 cấp 1053/1102 đạt 95.55%. Trong đó K6 130/127, 102.36%; K10 236/251, 94.02%. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở GDĐT An Giang, của Huyện ủy, của UBND huyện; sự phối hợp tốt với ban, ngành, đoàn thể địa phương; với sự quan tâm của Ban Đại diện CMHS, của PHHS, của tổ chức, cá nhân, của các mạnh thường quân, của các nhà hảo tâm, của cựu học sinh của trường; - Đội ngũ tập thể sư phạm tăng nhanh, đa số trẻ, nhiệt quyết, đoàn kết quyết tâm cao trong xây dựng nhà trường ngày càng có uy tín, chất lượng giáo dục nâng dần. - Chất lượng ổn định và nâng dần, bước đầu tạo uy tín đối với PHHS và địa phương. Đội ngũ tập thể sư phạm tăng nhanh, đa số trẻ, nhiệt quyết, đoàn kết quyết tâm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. - Đầu vào lớp 10 được cải thiện: NV1 với điểm chuẩn 17 điểm, NV2 điểm sàn 19.5đ. - Phòng bộ môn được trang bị khá đầy đủ cho khối THPT và đạt chuẩn 06/06P. - Phụ huynh học sinh, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức, các cá nhân đã có quan tâm, hỗ trợ khá nhiều đến những khó khăn của trường. Trang 1Khó khăn - Tỉ lệ huy động học sinh tương đối ổn định, được nâng dần, nhưng còn thấp. - Đầu vào của K6 vẫn tiếp tục có chất lượng thấp. - Học sinh có sổ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ cao. Trong số học sinh trên, họcsinh có hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, làm ăn xa gửi con cho ông, bà, người thân khá cao. Điềunày ảnh hưởng đến công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Tình hình về phòng học gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy bồi dưỡng HSG, phụđạo học sinh yếu, do trường chỉ có 18 phòng học, trong đó 6 phòng bàn ghế THCS, 12phòng bàn ghế THPT. Trong nhiều năm học tới, có thể vẫn giữ ổn định 29 lớp hoặc tăng từ1 đến 2 lớp, đề nghị Sở GDĐT xem xét phương án xây dựng thêm phòng học mới.* Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: “ Ứng dụng dạy học dự án vào dạy học môn hình học 6-chương I”.* Lĩnh vực: chuyên môn giảng dạyIII- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Chương trình giáo dục truyền thống: với cách dạy học trực tiếp, giáo viên là nhân vậttrung tâm, học sinh nghe, nhớ, lặp lại. Giáo viên là người định hướng, cũng là người quyếtđịnh, học sinh làm việc độc lập, đơn lẻ. Điều đó không tạo được nhiều hứng thú học tậpcho học sinh, đặc biệt là môn toán Hình học. Và nhất là với các em học sinh lớp 6, vớinhững kiến thức tẻ nhạt như: điểm, đường thẳng,…nếu phương pháp dạy không tốt, ngườigiáo viên sẽ tạo cho học sinh một ấn tượng nặng nề về môn học trong suốt khối trung học.Do vậy mà chúng ta cần có những phương pháp dạy học tích cực mới, giúp toán học gầngũi thực tế hơn. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được bộ giáo dục ban hànhtháng 12/2018, có một sự đổi mới mạnh mẽ, trong đó “ Phát triển năng lực người học”,được xem là định hướng trung tâm trong hoạt động giáo dục nói chung. Quan điểm đó chiphối toàn bộ hoạt động dạy học của người giáo viên nói chung và giáo viên dạy toán nóiriêng từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, định hướng phương pháp dạy họccũng như đánh giá kết quả học toán của học sinh. Và các phương pháp dạy học tích cựchơn được áp dụng, trong đó có phương pháp dạy học dự án đang được quan tâm nhất hiệnnay. Dạy học dự án là dạy học mà ở đó người học có cơ hội thực hiện một nhiệm vụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: