Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 689.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh biết cách tiếp cận và trình bày nhiệm vụ học tập khi học một truyện ngắn trong chương trình Ngữ Văn THPT cũng như những truyện ngắn bên ngoài nhà trường. Bên cạnh đó còn hình thành thói quen ham đọc sách cho học sinh, giúp học sinh biết cách sử dụng hình thức, kĩ thuật trình bày khi đọc sách. Đây cũng là cách rèn kĩ năng đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cho người học khi làm văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 3 tháng 02 năm 2020. BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiếnI- Sơ lược lý lịch tác giả:- Họ và tên: Trần Thị Phi Vân. Nam, nữ: nữ.- Ngày tháng năm sinh: 12 / 01/ 1975.- Nơi thường trú: Phú Hữu - Phú Hòa - Thoại Sơn - An Giang.- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Khuyến.- Chức vụ hiện nay: Tổ phó chuyên môn.- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy môn Ngữ Văn.II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị- Tóm tắt tình hình đơn vị+ Những thuận lợi: Tổ chuyên môn rất đồng thuận, nhiệt tình hỗ trợ lẫn nhau trong côngviệc chuyên môn, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh để kết quả củatổ chuyên môn ngày được cải thiện. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Trường rất quan tâm đếnchất lượng 2 mặt giáo dục học sinh nên tạo mọi điều kiện cần thiết, tốt nhất cho người dạythực hiện cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy+ Khó khăn : Dung lượng thời gian cho 1 tác phẩm còn hạn chế; đa số học sinh ngày naylười đọc tác phẩm văn học, dẫn đến cách tiếp nhận tác phẩm văn học trong phân môn đọchiểu văn bản chưa đảm bảo về độ chính xác của nội dung nhất là đối với những tác phẩmvăn xuôi.- Tên sáng kiến: Vận dụng kết hợp nhật kí đọc sách với các kĩ thuật dạy học tích cực đểnâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT.- Lĩnh vực: Giải pháp tác nghiệp về chuyên môn (môn Ngữ Văn)III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 1 Trong thời kì hiện đại, với sự phát triển ồ ạt của khoa học công nghệ, thiết bị điện tửthông minh ngày càng đa dạng, người học dường như lười đọc sách nhất là đọc tác phẩmvăn học. Khi cần tìm nội dung một tác phẩm văn học nào đó, các em chỉ cần lên nhữngtrang mạng và gõ vào những từ khóa để tìm cho nhanh thay vì phải mất nhiều thời gian đểtự đọc và tự tóm tắt nội dung tác phẩm. Điều này kéo theo việc tiếp cận tác phẩm văn họcchỉ mang tính chất đối phó, hời hợt, không lưu lại ở người học cái hay, cái đẹp của ngôn từnên việc khắc sâu kiến thức và nhớ đúng về tác phẩm văn học còn rất hạn chế dẫn đến kếtquả môn học không cao.2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Khác với những ngành nghệ thuật khác, chất liệu xây dựng tác phẩm văn học chính làngôn từ. Những ngôn từ ấy chỉ thật sự sống động, có hình ảnh khi đến tay bạn đọc. Độc giảlà những người đồng sáng tạo với nhà văn. Cho nên, khi tìm hiểu tác phẩm văn học, ngườihọc phải đọc văn bản. Lúc đó, bằng kiến thức nền đã tích lũy, người học có thể tiếp cậnđược một phần nội dung của tác phẩm văn học. Mặt khác, thời lượng phân phối chương trình dành cho 1 tác phẩm văn học nhất là tácphẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn rất hạn chế. Nếu cho người học đọc tác phẩm vănhọc trong giờ dạy thì chỉ dừng lại ở việc đọc những đoạn tiêu biểu trong tác phẩm, khôngthể nào đọc toàn bộ tác phẩm. Cho nên, điều cốt yếu trong giảng dạy văn học là phải tạothói quen đọc tác phẩm văn học ở nhà cho người học. Tuy nhiên, khi yêu cầu người học đọcvăn bản trước ở nhà, người dạy cần định hướng hệ thống câu hỏi, cách tiếp cận văn bản đểngười học biết cách tiếp cận văn bản. Chúng ta có thể vận dụng linh hoạt những bài tập vềnhật kí đọc sách để hướng dẫn và tạo thói quen cho người học hướng tiếp cận, cách ghi chépnhững nội dung cần thiết khi lĩnh hội tác phẩm trên phương diện tiếp cận trực tiếp với vănbản. Và điều này rất quan trọng. Vì tiết học chỉ thật sự thành công khi người học chuẩn bịnhiệm vụ học tập của bản thân một cách chu đáo. Bên cạnh đó, theo xu hướng giáo dục của thời đại là lấy người học làm trung tâm; ngườihọc phải tự tìm kiến thức và tiếp nhận kiến thức dưới sự hướng dẫn, định hướng của ngườidạy. Để có thể định hướng cho người học thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân, ngườidạy cần có sự linh hoạt trong việc hướng dẫn người học cách kết hợp ghi chép nhật kí đọcsách khi tiếp cận văn bản, khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà với việc vận dụng những kĩthuật dạy học khi thể hiện nhiệm vụ học tập trong tiết học trên lớp. Một khi người học thông 2hiểu được cách tìm kiến thức mới và cách thể hiện kiến thức đó khi trình bày chúng trên tiếthọc thì các em sẽ tiếp nhận kiến thức 1 cách khoa học, tự nguyện, không nhàm chán. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến: Vận dụng kết hợp nhật kí đọcsách với kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: