Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kĩ thuật 5 xin và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng kĩ thuật 5 xin và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực" nhằm tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giảng dạy. Góp phần cùng gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao năng lực học tập và trải nghiệm cho học sinh, bồi dưỡng lòng yêu quê hương - đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kĩ thuật 5 xin và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Bộ môn Lịch sử rất có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm và đạođức cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, nếu làm tốt điều đó sẽgóp phần tích cực trong việc giúp thế hệ trẻ xác định được nhiệm vụ của người học.Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn mangnhiều bất cập, chất lượng dạy học lịch sử đang có chiều hướng đi xuống, học sinhkhông thích học môn Lịch sử, kết quả thi cử giảm sút điều này đang được dư luậnquan tâm trong những năm gần đây. Sở dĩ tồn tại tình trạng này là do trong một thờigian khá dài, trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm không đúng, coi Lịch sử là môn phụ,nên không có đầu tư đúng mức, gây nên tình trạng “học lệch” đối với môn học. Bêncạnh đó cơ chế thị trường hiện nay đã làm cho việc một số học sinh thực sự yêu thíchLịch sử gặp không ít khó khăn vì nghành học rất khó xin việc làm và nếu xin đượcthì thu nhập sẽ không cao. Và có thể thấy đó cũng là một trong những lí do mà xãhội đã giảm đi sự quan tâm với môn Lịch sử. Cơ sở vật chất trang bị cho giáo dụcphổ thông hiện nay còn nhiều yếu kém. Đào tạo giáo viên lịch sử hiện nay lại khôngđồng nhất, có nhiều trường sư phạm nhưng lại chưa có một chương trình chuẩn mựcđể đào tạo giáo viên, nên việc giảng dạy còn nhiều bất cập. Có thể nói, có rất nhiềunguyên nhân làm cho chất lượng dạy học lịch sử đi xuống, trong đó phải kể đến trithức tổng hợp của học sinh, kiến thức chung của học sinh còn kém. Học sinh chưanhận thức được rằng học tập Lịch sử cần có kiến thức rộng, có nhiều liên quan đếncác môn học khác như văn học, địa lí, chính trị, toán, lý, hóa, sinh …. Vì không biếtkhông gian Lịch sử, không có tài liệu văn học, nên chất lượng học tập của học sinhnói chung giảm sút, giờ học không hiệu quả. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, làm cho Lịch sử trở về vị trí xứng đángcủa nó, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới, cải cách giáo dục nhằm giúp họcsinh lĩnh hội kiến thức, phát huy được tính tích cực trong học tập, tạo hứng thú chohọc sinh, trong đó giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịchsử ở trường phổ thông. Bên cạnh những kiến thức trong sách giáo khoa, tài liệutham khảo, học sinh có quyền và phải được tiếp cận với những nguồn tư liệu phongphú từ mạng internet. Nhờ vậy giúp bài học lịch sử trỏ nên sinh động, hấp dẫn, làmcho các em thêm yêu mến bộ môn hơn, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách củacác em. Ngoài những nguồn tài liệu đã nói ở trên thì một biện pháp hết sức quan trọngnhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử đó là: Vận dụng các phương pháp vàkĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học lịch sử ở trường THPT Từ những cơ sở nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: Vận dụng kĩ thuật “5xin” và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực củahọc sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển nănglực” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trao đổi cùng đồng nghiệp, từng bước gópphần nâng cao hiệu quả dạy- học Lịch sử. Mặt khác bản thân cũng mong muốn quaviệc áp dụng kĩ thuật dạy học này thì học sinh sẽ hứng thú với môn học, góp phầnquan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tácgiảng dạy. - Góp phần cùng gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục đạođức, nâng cao năng lực học tập và trải nghiệm cho học sinh, bồi dưỡng lòng yêuquê hương - đất nước. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn. - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể cho việc áp dụng kĩ thuật 5 xinvà 321 vào dạy học môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh . - Thu thập, đánh giá kết quả áp dụng kĩ thuật 321 thông qua công tác giảngdạy. - Căn cứ từ thực tế quá trình giảng dạy để đúc kết kinh nghiệm, tìm ranhững khó khăn trong quá trình làm việc, thông qua đó rút ra một số kinh nghiệmchung có thể áp dụng rộng rãi trong trường vào thực tiễn nơi tôi đang công tác.3. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp sử dụng “kĩ thuật 5 xin và 321” trong giảng dạy Bài 16-Lịch sử lớp 12, nhằm phát huy tính tích cực và đổi mới kiểm tra đánh giá theohướng phát triển năng lực học sinh.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi tập trung nghiên cứu,áp dụng cho học sinh lớp: 12C, Trường THPT Tương Dương 1 năm học 2020-20215. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quanđến vấn đề nghiên cứu, tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp. Thamkhảo tư liệu thông qua mạng Internet, tạp chí giáo dục..... - Phương pháp quan sát: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: