Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài hướng đến mục đích vận dụng phương pháp tích hợp nâng cao chất lượng dạy tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ ở chương trình lớp 11, qua đó góp phần cải tiến PPDH theo chương trình mới: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ LĨNH VỰC: NGỮ VĂN NHÓM TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Hà NĂM HỌC: 2021 – 2022 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0985615300 1 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮTTT : Thử nghiệmĐC : Đối chứngGV : Giáo viênHS : Học sinhNxb : Nhà xuất bảnPPDH : Phương pháp dạy họcSGK : Sách giáo khoaTHPT : Trung học phổ thôngTHCS : Trung học cơ sởGD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện, trang bịkiến thức cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiệnđược mục tiêu này, chương trình giáo dục phổ thông gồm nhiều môn học có nộidung và nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ phát triển toàndiện nhân cách HS đó cũng là biểu hiện quan trọng của chất lượng đào tạo phổthông. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy các môn học nói chung cũng như Ngữvăn nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các mục nhiệm vụ môn học, khai thác mốiliên hệ giữa các môn chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượnggiáo dục chưa đạt hiệu quả cao mà biểu hiện cụ thể là năng lực vận dụng kiến thứcvào thực tế, năng lực giải quyết vấn đề còn hạn chế. Để khắc phục hiện tượng này,ngành giáo dục Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêunâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những phương pháp đổi mới đem lạinhiều hiệu quả trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quantâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta,từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp vớinhững mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm vàáp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS. Trướcđó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp nhưliên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khácnhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệmvà áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình THPT, mônNgữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợplàm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựachọn các phương pháp giảng dạy” (tr.27). “Nguyên tắc tích hợp phải được quántriệt trong toàn bộ môn học từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trongmọi khâu của quá trình dạy học; trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợptrong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học củaGV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm,tham khảo.” (tr. 40). Phương pháp tích hợp cho phép GV có thể kết hợp nhiều kĩ năng trong mộttiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kĩ năng sống, vừa dạy cách làm người. Khôngnhững thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môntrong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu húthơn đối với người tiếp nhận. Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử bởiđây là một tác phẩm thơ Mới tiêu biểu mang hơi hướng phong cách tượng trưng 3siêu thực của văn học phương Tây nên để thẩm thấu những tầng ý nghĩa ẩn sâuđằng sau thế giới ngôn từ nghệ thuật quả không hề đơn giản. Đó là những trangthơ thể hiện sự tài hoa cá tính, độc đáo của thi sĩ Hàn Mặc Tử được dệt nên bằngcâu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất họa, cái tạng chấtriêng khó lẫn của nhà thơ họ Hàn. Những vần thơ đa nghĩa gói trọn tâm tư, ẩn ứcvới những thế giới thơ đối lập mà thống nhất của một nhà thơ “tài hoa bạc mệnh”.Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm về vẻ đẹp đặc trưng của thơMới cũng như thơ tượng trưng Việt Nam đầu thế kỉ XX, là đi tìm về với cốt cáchtài hoa nghệ sĩ của nhà thơ được Hoài Thanh mệnh danh là “lạ lùng” trong cuốn“Thi nhân Việt Nam” và Chu Văn Sơn xem là hiện tượng “lạ nhất” của thơ Mới. Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với tác phẩm Đâythôn Vĩ Dạ sẽ có ý nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ýkiến của rất nhiều GV và HS thì tác phẩm này vừa “khó dạy” vừa “khó học”. GVvà HS vốn quen thuộc với thơ nhưng còn khá lạ lẫm với thơ tượng trưng hiện đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: