Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp Stem hướng dẫn học sinh tạo lịch để bàn khi dạy bài thực hành tổng hợp trong chủ đề E ICT - Tin học 10

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.86 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài giúp bản thân và giáo viên trong nhóm, trong trường có thêm phương pháp giáo dục mới, nhằm phát triển năng lực của học sinh. Mặt khác đề tài này giúp học sinh có được kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và kỹ năng thuyết trình. Là sân chơi để học sinh vừa học, vừa sáng tạo các sản phẩm nghiên cứu khoa học với tính ứng dụng thực tế cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp Stem hướng dẫn học sinh tạo lịch để bàn khi dạy bài thực hành tổng hợp trong chủ đề E ICT - Tin học 10 SÁNG KIẾN ĐỀ TÀIVẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEM HƯỚNG DẪN HỌC SINHTẠO LỊCH ĐỂ BÀN KHI DẠY BÀI THỰC HÀNH TỔNG HỢP TRONG CHỦ ĐỀ EICT - TIN HỌC 10 Lĩnh vực: Tin Học Năm thực hiện: 2022 - 2023 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTKý tự viết tắt Từ ngữ đầy đủ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên PP Phương pháp DHPP Phương pháp dạy học KTDH Kỹ thuật dạy học TT Trung thực CC Chăm chỉ GT-HT Giao tiếp - Hợp tác TN Trách nhiêm GQ-ST Giải quyết vấn đề - Sáng tạo CNTT Công nghệ thông tin Khai thác được các dịch vụ tra cứu và NLd trao đổi thông tin Nle Biết cách hợp tác trong công việc PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa họckỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông, thế giới đang bướcvào thời đại toàn cầu hóa, nền giáo dục có những bước tiến về đổi mới nhằm đápứng nhu cầu xã hội đặt ra. Ở Việt Nam nền giáo dục trong thời gian qua đangchuyển biến mạnh mẽ từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất vànăng lực cho người học. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI nêu rõ quanđiểm chỉ đạo về sự đổi mới của nền giáo dục được cụ thể hóa trong nghị quyết số29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Phát triển giáo dụcvà đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnhquá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Như vậy, phương pháp dạy chỉ hướng tới mục tiêu hình thành kiến thức, kĩnăng một cách thụ động mà không phát huy khả năng phát triển phẩm chất và nănglực của người học thì sẽ lạc hậu không tạo ra hứng thú cho học sinh trong các tiếthọc trên lớp, không có bước chuyển tiếp từ chương trình tiếp cận nội dung sangtiếp cận năng lực của người học, không đáp ứng được đòi hỏi chuẩn đầu ra của sảnphẩm giáo dục. Mặt khác phương pháp dạy học truyền thống không thấy rõ đượchọc sinh học được gì, vận dụng được gì trong quá trình học nói chung và vận dụngnăng lực Tin học nói riêng. Thường đi sâu vào lý thuyết, không có tính ứng dụngcao. Do đó, người giáo viên phải hướng tới việc phát triển phẩm chất và năng lựccho học sinh thông qua các hoạt động dạy học cụ thể để học sinh chiếm lĩnh trithức một cách tích cực, chủ động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, một trongsố đó là phương pháp dạy học Stem. Đối với học sinh phổ thông việc tiếp cận Stemgiúp học sinh tiếp cận với kiến thức tích hợp, rèn luyện khả năng tự giải quyết vấnđề, khuyến khích tinh thần sáng tạo. Không gây cảm giác nặng nề, quá tải tronghọc tập khi tiếp nhận các kiến thức mới trên lớp. Học sinh cảm thấy thích thú vớiviệc tạo ra sản phẩm bằng chính khả năng của mình. Sản phẩm đó có tính ứngdụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời giúp học sinh tăng khả năng hoạtđộng nhóm, tăng khả năng tương tác, khả năng hỗ trợ, khả năng lập kế hoạch vàgiải quyết vấn đề trong quá trình học tập. Trong nhà trường môn Tin học có nhiều lợi thế trong việc dạy học Stem. Làmôn gắn liền với nhiều hoạt động nghiên cứu, khoa học, công nghệ. Ứng dụngStem trong Tin học hiện nay được rất nhiều giáo viên nhà trường quan tâm. Đặcbiệt khi dạy học chủ đề EICT Ứng dụng tin học ICT- Phần mềm thiết kế đồ họa. Saukhi học xong chủ đề này học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để tạo rasản phẩm có tính ứng dụng cao gắn liền với thực tế. Học sinh thỏa sức sáng tạo vớinhiều ý tưởng độc đáo nhiều trải nghiệm thú vị. Từ đó sẽ nuôi dưỡng nhiều đammê cho những nhà thiết kế trong tương lai để các em cố gắng học tập rèn luyệntheo đuổi và thực hiện những đam mê đó. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọnđề tài “Vận dụng phương pháp Stem hướng dẫn học sinh tạo lịch để bàn khidạy bài thực hành tổng hợp trong chủ đề EICT - Tin học 10”.2. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận về giáo dục Stem, cơ sở thực tiễn việc dạy và học môn Tinhọc trong nhà trường và chủ đề dạy học EICT là yếu tố cốt lõi để xác định cách t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: