Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn để thiết kế tiến trình dạy học trong một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn ở môn Giáo dục công dân cấp THPT

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.23 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là môn GDCD không đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức, mà quan trọng là hình thành thái độ và các hành vi đối với học sinh. Vì vậy, phải đổi mới từng bước PPDH bộ môn đặc biệt là phải vận dụng được các PPDH, KTDH tích cực vào quá trình giảng dạy giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức đó bằng tư duy lôgic, tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Mỗi GV cần phải tìm cho mình một PPDH phù hợp áp dụng cho tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn để thiết kế tiến trình dạy học trong một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn ở môn Giáo dục công dân cấp THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Họ và tên: Vũ Thị Lệ Hằng. Ngày sinh 26 - 03 - 1983 Nơi công tác: Trường THPT Kim Sơn A Chức vụ: Tổ phó chuyên môn tổ Văn - GDCD Trình độ chuyên môn: Khoa Giáo dục chính trị - Đại học sư phạm Đà Nẵng1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng “Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, liên môn để thiết kế tiến trình dạy học trong một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn ở môn GDCD cấp THPT”2. Nội dunga. Giải pháp cũ thường làm: a.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề - Ưu điểm: đây là PP để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết,dễ hiểu cho HS tiếp thu. Đối với HS qua nghe giảng giải nhanh chóng hiểu được vấnđề và học được PP trình bày vấn đề học tập một cách có hệ thống. GV thường sửdụng PP này khi tiến hành nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài học, thể hiện mốiliên hệ kiến thức trong một phần hoặc toàn bộ chương trình. - Tuy nhiên, đây là PP độc thoại, HS rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắngnghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đếnthói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV. a.2. Làm việc với sách giáo khoa - Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi tronghọc tập và phát huy năng lực tư duy của HS. - Hạn chế: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của mônhọc, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trong cuộcsống. a.3. Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) - PP đàm thoại (vấn đáp) là PP giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lờinhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằngsự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trongcuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa nhữngtri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm traviệc lĩnh hội tri thức. 1 - Ưu điểm: Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng: + Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tíchcực hoạt động nhận thức của họ. + Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa họcmột cách chính xác, đầy đủ, xúc tích. + Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gọn, đểkịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinhcũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tậpcủa mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhậnthức của cả lớp và của từng học sinh. - Hạn chế: Nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đếnkế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài họcsinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòihỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duylôgic, tư duy sáng tạo của học sinh. Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin địnhsẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, giáo viên sắp xếpmột cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nộidung cần truyền đạt này chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong SGK. Như vậy, lôgiccủa bài soạn chỉ dựa vào SGK và lập luận của người trình bày mà không tính đến khảnăng tiếp nhận kiến thức của học sinh vốn là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy -học.b. Giải pháp mới cải tiến: Mục tiêu của môn GDCD không đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức, mà quantrọng là hình thành thái độ và các hành vi đối với học sinh. Vì vậy, phải đổi mới từngbước PPDH bộ môn đặc biệt là phải vận dụng được các PPDH, KTDH tích cực vàoquá trình giảng dạy giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức đó bằng tư duy lôgic, tính tíchcực, chủ động, sáng tạo. Mỗi GV cần phải tìm cho mình một PPDH phù hợp áp dụngcho tất cả các khâu của quá trình dạy học. Một quan điểm mới, hiện đại trong dạy và học hiện nay là dạy học theo chủ đề,dạy học tích hợp và tích hợp liên môn. Tích hợp là một trong những quan điểm giáodục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổthông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. b.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ♦ Tích hợp: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: