Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh lớp 10

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (62 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến tập trung đề xuất các biện pháp vận dụng thuyết Đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho HS lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trường THPT, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh lớp 10MẪU 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh lớp 10 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2023 3. Các thông tin cần bảo mật nếu có: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trong thực tiễn giảng dạy, để giúp HS đọc hiểu các văn bản Ngữ Văn 10, tôi nhậnthấy đa phần giáo viên đã lựa chọn biện pháp: Giảng văn - Tình trạng: HS ít phải hoạt động - Nhược điểm, hạn chế: + Tách riêng nội dung và nghệ thuật + Quá chú trọng vai trò của người Thầy 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI)đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW (ngày 4 tháng 11 năm 2013) về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đổi mớiChương trình GDPT là góp phần chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nềnGD phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. Các môn học và hoạt độnggiáo dục trong nhà trường áp dụng những phương pháp tích cực hoá hoạt động của ngườihọc, trong đó GV có vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, khuyến khích HS tíchcực tham gia vào hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rènluyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và kiến thức, kĩ năng đã tích luỹđược để phát triển. - Ngữ văn là bộ môn thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đếnlớp 12. Là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn, môn Ngữ văn có vai trò 1to lớn trong việc giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như cácnăng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời. Ngoài việc góp phầngiúp HS phát triển các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợptác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), Chương trình môn Ngữ văn “giúp HS phát triểnnăng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; có hệthống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượngvà tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạolập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sảnphẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống” [5, tr.5]. Để mục tiêu nàytrở thành hiện thực, phương pháp giáo dục Ngữ văn được xác định theo hướng tổ chức hoạtđộng GD với HS là trung tâm, HS là chủ thể của các hoạt động học tập. Chương trình Ngữvăn 2018 đã xác định rõ cần “rèn luyện cho HS phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thựchành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua cáchoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phươngtiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩnăng sử dụng các phương tiện cho học sinh” [5, tr.79]. Như vậy, GV cần tổ chức hoạt độngđể HS chủ động làm việc, trao đổi, tranh luận và tự rút ra kết luận về kiến thức, nội dungvấn đề. Cái hay, cái đẹp của văn bản cần được khám phá bởi chính người học, theo quanniệm, trình độ và nhận thức, tâm lí, tình cảm của chính các em. - Năm 1983, Giáo sư - Tiến sĩ Howard Gardner của Đại học Harvard Mỹ công bố côngtrình nghiên cứu rất nhiều năm của ông về trí thông minh với nhan đề “Frames of Mind”(tạm dịch “Cơ cấu của trí khôn”). Thuyết Đa trí tuệ ra đời đã đem đến một góc nhìn mớimẻ, thể hiện tính nhân văn khi kêu gọi nhà trường, giáo viên và phụ huynh coi trọng khảnăng riêng ở mỗi HS. Vận dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học hoàn toàn phù hợp với yêucầu đổi mới CTGD. Khi nền GD lấy việc rèn luyện phẩm chất, năng lực người học là mụctiêu chính thì mỗi người học phải là chủ thể tự rèn luyện năng lực cho bản thân trên cơ sởtiềm năng của mình. Một trong những giải pháp để phát triển năng lực người học hiện naylà dạy học phân hoá. Mỗi người học có sở trường, khả năng học tập, thói quen tư duy riêngvì thế những chiến lược học tập của các HS khác nhau cần được GV thừa nhận và tôn trọng.HS được thực hiện các nhiệm vụ học tập và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình, GV khuyếnkhích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi, tranh luận, thể hiện của HS đồng thời động viên vàkhen ngợi kịp thời các HS có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo. - Theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, văn bản thơ được dạy ở tất cả cáckhối lớp, từ lớp 6 đến lớp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: