Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (61 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur" được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết một vấn đề giả định được gặp trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur của chương trình Hóa học 11.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 ------o0o------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMXÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NITROGEN-SULFUR MÔN: HÓA HỌC GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : 1. TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG 2. TRẦN VĂN ÂN ĐIỆN THOẠI : 0918 013 090 - 0976344244 NĂM HỌC 2023 - 2024 0 PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tàiNăm học 2023-2024 là năm thứ hai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đượctriển khai ở cấp THPT, đây là chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở,lấy người học làm trung tâm. Ngoài nguyên lý giáo dục nền tảng bao gồm học điđôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục ở nhà trường kết hợp vớigiáo dục ở gia đình và xã hội, chương trình còn chịu ảnh hưởng từ triết lý giáo dụchọc để biết - học để làm - học để chung sống - học để tự khẳng định mình.Cùng với sự đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, phương pháp đánhgiá học sinh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình giáo dục phổ thông2018 hướng tới dạy học tiếp cận năng lực học sinh. Do đó, việc đánh giá học sinhchính là đánh giá năng lực học sinh, là quá trình thu thập các bằng chứng, thông tinđể đánh giá học sinh đạt được đến mức độ nào của mục tiêu giáo dục đã đề ra banđầu. Nội dung đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng học sinh vận dụngkỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết một vấn đề giả định được gặp trong thựctiễn cuộc sống hàng ngày với thái độ như thế nào. Hệ thống bài tập định hướng nănglực là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực, công cụ để giáo viênvà các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng của quá trìnhdạy học.Bên cạnh đó, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và các hình thức tuyểnsinh của các trường đại học cũng có nhiều sự thay đổi. Một số trường có những kỳthi riêng và tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức này như: Đánh giá năng lực(Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sưphạm Hà Nội 1, …), Đánh giá tư duy (Đại học Bách khoa Hà Nội)…Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sử dụng bài tập để hình thành, phát triển vàđánh giá năng lực học sinh là xu hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển Giáodục Việt Nam và quốc tế hiện nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài Xây dựng hệ thốngcâu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen -sulfur nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học trong giai đoạn mới. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích Để rèn luyện khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyếtmột vấn đề giả định được gặp trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực nhậnthức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mốiliên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề họctập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập định hướngđánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur của chương trình Hóa học 11. 2. Nhiệm vụ 1 - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài: năng lực nhận thức hóahọc, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụngkiến thức, kỹ năng đã học; Những đặc điểm của câu hỏi, bài tập định hướng pháttriển năng lực người học. - Xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủđề nitrogen-sulfur.- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. III. Đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Câu hỏi, bài tập bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur. 2. Giả thuyết khoa học Khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết vấn đề, nănglực nhận thức và tư duy, nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệgiữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập vàthực tiễn của học sinh cũng như chất lượng các bài học về nitrogen-sulfur sẽ đượcnâng cao khi giáo viên sử dụng dạy học chủ đề có sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tậpđánh giá năng lực phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học có liên quan đến đề tài. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa,khái quát hóa… các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh về thực trạng việc sử dụng câu hỏi,bài tập đánh giá năng lực trong dạy học hóa học. Quan sát quá trình học tập của học sinh qua các giờ học, phỏng vấn học sinh. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp đề xuấttrong đề tài. V. Những đóng góp của đề tàiThiết kế hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủđề nitrogen – sulfur. 2 PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về năng lực vận dụng kiến thức hóa học Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn cóvà quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiếnthức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thựchiện thành công một loại hoạt động nhất định, Chương trìn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: