Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.13 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông" nhằm xác định phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập nhỏ trong KTĐG Địa lí lớp 10 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn Địa lí bằng các dự án học tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CON CUÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ CÁC BÀI KIỂM TRA THƯỜNGXUYÊN MÔN ĐỊA LÍ BẰNG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP NHỎ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CON CUÔNG Môn: Địa lí (Lĩnh vực giáo dục) Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Tổ: Khoa học xã hội Năm 2022 Số điện thoại: 0974776886 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Lí do chọn đề tài Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọngtrong quá trình dạy học. Việc đối mới phương pháp dạy học phải gắn liền vớiđổi mới phương pháp KTĐG kiến thức, kĩ năng của HS. Đây là hai mặt củamột vấn đề không thể tách rời, muốn đổi mới phương pháp dạy học cần đổimới phương pháp KTĐG. Việc KTĐG kết quả học tập của HS được xem là đầu tàu lôi kéo mọihoạt động khác trong giáo dục, nó không chỉ bao hàm mục đích tạo nên độngcơ học tập và định hướng phát triển cho các em mà đồng thời còn góp phần cảitiến chất lượng giảng dạy của GV. Việc KTĐG chính là thông tin phản hồingược làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên. ViệcKTĐG đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác, khách quan. Vì thế,cần cải tiến phương pháp KTĐG phù hợp để từng bước làm cho KTĐG giữđúng vai trò của mình; thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo thôngqua nội dung và phương pháp kiểm tra là một nhu cầu cấp thiết. Năng lực của HS được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quátrình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của HS không thểchỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phảiđược tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc KTĐG cần được tích hợpchặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thànhvà phát triển năng lực cho HS. Việc KTĐG thường xuyên hiện nay có thể được tiến hành bằng nhiềuphương pháp khác nhau như: kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồsơ và sản phẩm học tập; dự án học tập,… Trong đó, KTĐGTX bằng việc choHS xây dựng các DAHTN là một phương pháp kiểm tra giúp HS thể hiện đượcvai trò làm trung tâm. Phương pháp này giúp HS phát triển kiến thức và các kỹnăng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở; khuyến khích HS tìmtòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ranhững sản phẩm của chính mình. Phương pháp này lôi cuốn được mọi đối tượngHS mà không phụ thuộc vào cách học của các em. Các phương tiện kỹ thuậtcũng được sử dụng đa dạng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình HS thực hiện dựán, GV có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp các em tạo ranhững sản phẩm có chất lượng. Là một GV dạy địa lí, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thếnào để việc đánh giá kết quả quá trình học tập HS diễn ra một cách kháchquan, chính xác nhất mà không áp lực. Và việc KTĐGTX bằng các DAHTN 2vào một số bài kiểm tra đã giúp tôi tháo gỡ được phần nào những băn khoănnày. Tuy vậy, trên thực tế, bản thân tôi cũng như nhiều GV nói chung, GV địalí nói riêng, việc KTĐGTX HS bằng các DAHTN chưa thường xuyên và hiệuquả do những điều kiện khách quan và chủ quan. Nhằm để cả GV và HS thấyđược tầm quan trọng và những lợi ích rõ rệt từ việc đổi mới phương phápKTĐG môn địa lí bằng việc thực hiện các DAHTN, tôi đã chọn đề tài “ Xâydựng và thiết kế các bài kiểm tra thường xuyên môn địa lí bằng các dự ánhọc tập nhỏ cho học sinh lớp 10 trường THPT Con Cuông” làm đề tài sángkiến kinh nghiệm. Hi vọng sẽ giúp cho các đồng nghiệp có thêm một kênhthông tin để tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng vào việc dạy học cũng nhưKTĐGTX của mình.1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu1.2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tậpnhỏ trong KTĐG Địa lí lớp 10 nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát triển nănglực của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn địa lí ở trường THPT.1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHDA và của KTĐG thông qua việcthiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy học Địa lí 10.- Xác định hệ thống chủ đề thực hiện một số DAHTN trong chương trình Địa lí10 THPT.- Phương pháp thiết kế các dự án trong dạy học Địa lí 10.- Qui trình tổ chức thực hiện các DAHTN trong KTĐG Địa lí 10.- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đềtài nghiên cứu.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các DAHTN trong dạy họcĐịa lí 10 trường THPT Con Cuô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: