Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm - Tiếp cận Trao duyên Theo cái nhìn thời gian nghệ thuật

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được những vấn đề xã hội và dự báo nhiều điều cho mai hậu. Việc nghiên cứu về Nguyễn Du không bao giờ kết thúc. Truyện Kiều - tác phẩm bất hủ của ông, "tập đại thành" của văn học Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và từ đó đến nay việc nghiên cứu Truyện Kiều không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm - Tiếp cận "Trao duyên" Theo cái nhìn thời gian nghệ thuật Tiếp cận Trao duyên Theo cái nhìn thời gian nghệ thuật I. Lý do chọn đề tài : Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc đờivà sự nghiệp của ông mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được những vấn đề xã hội vàdự báo nhiều điều cho mai hậu. Việc nghiên cứu về Nguyễn Du không bao giờ kếtthúc. Truyện Kiều - tác phẩm bất hủ của ông, tập đại thành của văn học Việt Nam,ngay từ khi mới ra đời đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và từ đóđến nay việc nghiên cứu Truyện Kiều không bao giờ đứt đoạn , nó luôn phát triển cùngnghành văn bản học và ngữ văn học. Hơn nữa Nguyễn Du và Truyện Kiều chiếm vị tríkhông thể thiếu trong chương trình văn học ở trường phổ thông, tính cả chương trìnhvăn THCS và THPT Nguyễn Du và Truyện Kiều chiếm một thời lượng lớn. Trong đóTruyện Kiều được học với tư cách tác phẩm và nhiều đoạn trích. Đoạn trích Traoduyên là màn đặc biệt, diễn tả sâu sắc bi kịch đầu tiên trong cuộc đời đầy bi kịch củaKiều, đồng thời thể hiện tập trung nghệ thuật miêu tả nội tâm và tư tưởng nghệ thuậtcủa Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Vì thế Trao duyên là một đoạn trích hay nhưngcũng rất khó tiếp cận, nó thu hút những sự tìm tòi khám phá của các nhà nghiên cứu vàcủa giáo viên giảng dạy môn văn. Qua nhiều năm giảng dạy, tích lũy chúng tôi mạnhdạn đề xuất một hướng tiếp cận đoạn trích này. II. Những con đường đã mở : Như đã nói ở trên, là một đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút của Nguyễn Dutrong Truyện Kiều nên Trao duyên được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và khámphá trên nhiều bình diện. Lê Trí Viễn với bài viết Trao duyên trong cuốn Đến với thơ hay - NXBGiáo dục -1998 đã phân tích sâu sắc ngôn ngữ nhân vật, chỉ ra cách sử dụng từ ngữđộc đáo, ý nghĩa của các từ ngữ trong việc Kiều thuyết phục Vân thay mình trả nghĩachàng Kim nhằm làm nổi bật cái sắc sảo mặn mà của nhân vật, nhưng cũng chính vìthế mà bài viết chưa làm nổi bật được diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Bài viết của Lê Bảo trong Giảng văn văn học Việt Nam - NXBGD-1997 - mộtbài viết rất công phu, khám phá sâu sắc về nhiều phương diện nghệ thuật của đoạntrích Trao duyên nhằm làm nổi rõ dòng tâm trạng của nhân vật như tác giả kết luận:“ý thức về thân phận của con người trong tác phẩm là kết quả của những yếu tố nghệthuật kết hợp lại một cách nhuần thấm tự nhiên, trong đó có nhịp điệu, các thành ngữ,việc miêu tả thời gian tâm lý trong cái dòng phát triển biện chứng của những trạnghuống tâm hồn và tác giả Lê Bảo phân tích rất kỹ các yếu tố nghệ thuật như nhịpđiệu, từ ngữ, thành ngữ - tác giả chú ý phân tích làm rõ thời gian tâm lý trong đoạntrích nhưng chỉ chú ý vào phần sau mà chưa chú ý dòng chảy thời gian tâm lý xuấthiện ngay từ đầu đoạn trích, chính nó tạo nên nhịp độ chung cho đọan trích cũng nhưquy định ngôn ngữ, hành động của nhân vật trong việc trao duyên. Hơn nữa đây là mộtbài viết chuyên sâu nên nếu áp dụng bài viết này vào bài giảng trong hai tiết ở lớp vớitrình độ của học sinh, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng giữa việc cân bằngnội dung bài giảng với lượng thời gian lên lớp. ở sách giáo viên một cuốn sách có tầm định hướng cụ thể chi tiết cho giáo viêntrong soạn bài, lên lớp cũng viết bài nàykhá rõ ràng, chu đáo với mục đích làm rõchủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ, khám phá lôgích trong diễn biến tâm trạng và ngônngữ biểu đạt. Bài viết này chia đoạn trích làm hai phần với ba nội dung chủ yếu : nộidung thứ nhất Mâu thuẫn làm nền cho diễn biến tâm trạng nhân vật. Nội dung thứhai: Thúy Kiều nhờ em thay mình trả nghĩa Kim Trọng. Nội dung thứ ba: Tâmtrạng bi kịch của Thúy Kiều”. Như vậy tác giả Nguyễn Lộc chỉ tập trung khám phátâm trạng nhân vật ở phần thứ hai còn phần đầu của đoạn trích tác giả chỉ tập trungphân tích sức thuyết phục trong lời lẽ của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân trả nghĩa KimTrọng. bài viết này phù hợp với nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa.ở sách giáo, khoa có ba câu hỏi: Câu hỏi 1 và 2 đòi hỏi học sinh tìm hiểu ý nghĩa củamột số từ ngữ, thành ngữ trong việc thuyết phục Vân cuả Thúy Kiều. Câu hỏi 3 đòihỏi phân tích tâm trạng của Thúy Kiều từ câu: Ngày xuân em hãy còn dài đến hếtđoạn trích Như vậy chúng ta thấy rằng các bài viết đã có những thành công nhất định,nhưng về mặt nào đó vẫn có những hạn chế như việc tách riêng hai phần đoạn trích, đểkhám phá sức thuyết phục trong lời lẽ của nhân vật ở phần 1 và khám phá diễn biếntâm trạng ở phần 2. Chưa tác giả nào khám phá đoạn trích từ phía tìm hiểu dòng thờigian tâm lý. chính sự cảm nhận thời gian của nhân vật trong đoạn trích đã quy địnhcách thể hiện ngôn ngữ, hành động cũng như thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật. Vì thế để khám phá sâu sắc diễn biến tâm lý nhân vật chúng tôi đề xuất khámphá đoạn trích từ cái nhìn thời gian nghệ thuật. III. Cơ sở đề ra giải pháp 1. Cơ sở lý luận: Cùng với sự phát triển của ngành thi pháp học các học giả nước ta đã mởrộng con đường tiếp cận tác phẩm văn học, họ đã có phương tiện hữu hiệu khám phásự phong phú đa dạng và hấp dẫn của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và một trongnhững cách tiếp cận tác phẩm của thi pháp học là nghiên cứu thời gian nghệ thuật củatác giả xây dựng trong tác phẩm của mình. Không gian, thời gian là hai phương thứctồn tại của tất cả các sự vật khách quan vì thế thời gian nghệ thuật (cùng với khônggian nghệ thuật) là yếu tố quan trọng mà nhà văn sử dụng để kiến tạo thế giới nghệthuật trong tác phẩm của mình. Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất thời giancũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như mộthiện tượng của thế giới khách quan. Nhưng đồng thời thời gian còn là một yếu tố nghệthuật được soi sáng bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo để giúp nhàvăn mô tả nhân vật, phản ánh đời sống một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: