Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 5

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 956.51 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là tạo cho các em học sinh sự say mê, hứng thú trong các môn học. Giúp các em ghi nhớ nhanh, nhớ một cách có lôgic các kiến thức, không còn học vẹt hay học như một cái máy. Các kiến thức trước sẽ được ghi nhớ và hỗ trợ các mảng kiến thức về sau. Các em cũng biết học những vấn đề trọng tâm, biết liên kết các vấn đề, xâu chuỗi thành một hệ thống kiến thức có liên quan đến nhau. Giúp chúng tôi khắc phục và giải quyết được những khó khăn, khúc mắc trong công tác giảng dạy, áp dụng những phương pháp tiên tiến hiện đại nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và là cơ sở để trao đổi kinh nghiệm hữu ích với đồng nghiệp trong ngành. Thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp chúng tôi vượt qua tâm lý sức ỳ trong việc giảng dạy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 5 1PHÒNG GD&ĐT TP BẮC GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Tiến, ngày 20 tháng 01 năm 2021 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tên giải pháp: “Áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 5”. 2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2019 đến nay. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Kinh nghiệm dạy lớp 5 nhiều năm cho tôi thấy: Khi học bài mới, nhiều học sinh tiếp thu thụ động, máy móc, chỉ biết học bài nào biết bài đấy, các môn học chưa có sự liên kết kiến thức với nhau vì thế không phát triển được tư duy lôgic và tư duy hệ thống. Ngoài ra, việc chuẩn bị bài mới cũng là khâu quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức mới nhưng các em vẫn chưa có ý thức chuẩn bị. Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. Học sinh tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Đặc biệt là lớp 5 - giai đoạn mà nhu cầu nhận thức và khám phá của các em rất phong phú trong tất cả các lĩnh vực và các môn học. Các phân môn đã bắt đầu hình thành khái niệm quy tắc ngữ pháp, tư duy logic. Ví dụ như phân môn Lịch sử &Địa lý ngoài việc hình thành cho học sinh một số kỹ năng cơ bản còn bắt đầu cung cấp cho học sinh một số kiến thức như nhân vật, sự kiện lịch sử, mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ, hiện tại; sự vật hiện tượng, mối quan hệ địa lí giữa các vùng miền, giữa thiên nhiên và con người. Lượng kiến thức ấy không phải là ít và dễ dàng tiếp nhận, ghi nhớ. Hơn nữa, học sinh Tiểu học còn thích được vẽ, thích tưởng tượng, vừa học vừa chơi. Chính vì vậy ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học cho học sinh lớp 5 góp phần giúp các em biết cách tiếp nhận thông tin, ghi chú, ôn luyện hiệu quả mà vẫn không cảm thấy quá tải, vẫn hứng thú với các môn học. Và còn nhiều các môn học khác nữa cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy như Toán, Kể chuyện, Khoa học, Luyện từ và câu…. 5. Sự cần thiết của biện pháp Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở Tiểu học là dễ áp dụng, dễ thực hành, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Tôi chỉ cần bảng và hộp phấn nhiều màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy trắng và hộp bút nhiều màu. Bất kể môn nào tôi cũng có thể ứng dụng sơ đồ tư duy và yêu cầu 2học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Việc thực hiện sơ đồ tư duy sẽ giúpcác em rèn kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ kiến thức sâu sắc màkhông sa vào lối học vẹt, học máy móc, học sinh được vừa học vừa chơi, tâm lýthoải mái, không áp lực. Nhận thấy rõ những tác dụng của Sơ đồ trong giảng dạy và kích thích hứngthú học sinh nên tôi đã áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy trong dạy học nhằmphát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 5”. 6. Mục đích của giải pháp - Tạo cho các em học sinh sự say mê, hứng thú trong các môn học. - Giúp các em ghi nhớ nhanh, nhớ một cách có lôgic các kiến thức, khôngcòn học vẹt hay học như một cái máy. Các kiến thức trước sẽ được ghi nhớ vàhỗ trợ các mảng kiến thức về sau. Các em cũng biết học những vấn đề trọngtâm, biết liên kết các vấn đề, xâu chuỗi thành một hệ thống kiến thức có liênquan đến nhau. - Giúp chúng tôi khắc phục và giải quyết được những khó khăn, khúc mắctrong công tác giảng dạy, áp dụng những phương pháp tiên tiến hiện đại nângcao nghiệp vụ công tác của bản thân và là cơ sở để trao đổi kinh nghiệm hữu íchvới đồng nghiệp trong ngành. - Thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, mạnh dạnđổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp chúng tôi vượt qua tâm lý sức ỳtrong việc giảng dạy. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới - Khái niệm Sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy (Mindmap) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy... là hìnhthức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủđề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hìnhảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. - Tác dụng đối với giáo viên: Sơ đồ tư duy giúp cho giáo viên thiết kế bài giảng, sắp xếp các ý tưởngtheo một trình tự khoa học, lôgic, trực quan, hệ thống trên cơ sở mục tiêu, kiếnthức trọng tâm của bài học. Nó giúp giáo viên cập nhật thông tin, bổ sung cáckiến thức khoa học mới một cách dễ dàng nên làm cho bản thiết kế bài giảnghấp dẫn hơn. - Tác dụng đối với học sinh: Sơ đồ tư duy còn tăng cường hoạt độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: