Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng cảm thụ Âm nhạc cho học sinh tiểu học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng cảm thụ Âm nhạc cho học sinh tiểu học PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMKINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Tác giả: NGUYỄN THỊ LAN Trình độ chuyên môn: CAO ĐẲNG Chức vụ: GIÁO VIÊN ÂM NHẠC Nơi công tác: TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng cảm thụ Âm nhạc cho học sinh tiểu học.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Âm nhạc lớp 3,4,53. Thời gian áp dụng sáng kiến:Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến 11 tháng 5 năm 20214. Tác giả:Họ và tên: Nguyễn Thị LanNăm sinh : 1987Nơi thường trú: xã Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Cao đẳngChức vụ công tác: Giáo viên Âm nhạcNơi làm việc: trường tiểu học Nghĩa HồngĐịa chỉ liên hệ: xã Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam ĐịnhĐiện thoại : 09764632305. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:Tên đơn vị: trường tiểu học Nghĩa HồngĐịa chỉ liên hệ: xã Nghĩa Hồng – Nghĩa Hưng – Nam ĐịnhĐiện thoại: 02283872907 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌCI. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SKKN: Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham giaca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ vềtiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phúthêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ,mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáodục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trườngTiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyềntrẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, đượcbiết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thànhmột trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khácgiáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàndiện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Muốn đạt được những yêu cầu trên. Bản thân người giáo viên dạy bộ mônnăng khiếu nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng phải cho học sinh hiểu đượckhái niệm về âm nhạc. Từ đó giáo viên cho học sinh làm quen với các âm thanhcủa các nốt. Dựa trên những nốt nhạc đó các nhạc sỹ đã sáng tác nên nhữnggiai điệu, đấy chính là những tác phẩm và những tác phẩm yêu cầu học sinh,yêu cầu chúng ta phải hiểu được nội dung sắc thái tình cảm của bài hát. Căn cứvào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muốn tìm ra những biện phápgiáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích môn học, tôi đãchọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học” 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo chocác em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện vàhài hoà nhân cách của các em. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dụcnăng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sốngtinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trongsáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làmcân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm chođời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và pháttriển năng khiếu.2. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: A, Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm vụcần nghiên cứu sau:- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:- Tìm hiểu luật giáo dục 2008- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộmôn Âm nhạc.- Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học.- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế củacác lớp trong trường.- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận nhữnggiai điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát, yêu thích môn âm nhạc ở tiểu học.B, Phương pháp nghiên cứu: Để làm được những điều đã nêu trên thì ngay từ đầu năm tôi đã lập ranhững việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điềukiện cho các em có được sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các phươngpháp sau: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân công. II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP1. Cơ sở lý luận: Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều sovới môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưnglại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cáigọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âmnhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi,chơi mà học. Thông qua những giai điệu, những câu hát, những lời ca, những cửchỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âmthanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ nhữnggiai điệu qua từng bài hát, từng nét nhạc.2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2020 - 2021 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường,tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Để học sinh học tập tốt môn học bảnthân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp đúng với lứatuổi, đúng trương trình, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học. Tôi luôntìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả vàhoàn thành tốt nhiệm vụ đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: