Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 932.13 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tạo một giờ học đạt hiệu quả cao các bài tập không chỉ được thực hiện một cách máy móc, phức tạp khiến cho học sinh khó hiểu. Tôi lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với sự nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể của học sinh. Qua đó tôi muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh giúp các em học sinh nhanh chóng hình thành kỹ thuật dẫn bóng đồng thời cũng nhằm nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng rổ cho học sinh trường Tiểu Học Thanh Xuân Trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT MÔN BÓNG RỔ Môn : Thể dục Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Trung Quảng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2020 - 2021 1 1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Lý do chọn đề tài: Bóng rổ là môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâuđời, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Đại hội. Cũng như các môn thể thao khác tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụngthúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sứcnhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động. Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể:nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt phát triển tích cực linh hoạt và tríthông minh. Luyện tập bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng,khắc phục khó khăn. Chính vì vậy trong những năm gần đây, môn bóng rổ đã thu hút được sựquan tâm của các em học sinh tiểu học và nhận được sự quan tâm của các cấplãnh đạo, các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội. Cá nhân tôi sau khi nghiên cứu lý luận về đặc điểm tâm lý học sinh tiểuhọc, nắm bắt được niềm đam mê của học sinh mình phụ trách tôi nhận thấy: Thứ nhất, học sinh tiểu học rất hứng thú khi được tập luyện bóng rổ,không gượng ép. Thứ hai: Khi tập luyện bóng rổ các em không chú trọng tới các kỹ thuậtdẫn bóng mà chỉ dẫn bóng theo cảm tính, làm sao cho bóng vào rổ là được. Để nâng cao kỹ năng dẫn bóng trong môn bóng rổ thì ngay từ khi bắt đầuđược học là vô cùng quan trọng. Dạy Thể Dục ở bậc tiểu học được 9 năm, bảnthân tôi luôn trăn trở và tìm tòi các bài tập bổ trợ phù hợp với lứa tuổi cũng nhưđặc điểm tâm sinh lý của học sinh để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất. Chính vìnhững lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1học tốt môn bóng rổ.”1.2. Mục đích nghiên cứu. Giáo dục thể chất trong trường học giữ một vai trò hết sức quan trọngtrong việc nâng cao trình độ thể chất. Mục đích tạo một giờ học đạt hiệu quả caocác bài tập không chỉ được thực hiện một cách máy móc, phức tạp khiến cho họcsinh khó hiểu. Tôi lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với sự nhận thức, đặcđiểm tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể của học sinh. Qua đó tôi muốn nâng cao chấtlượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh giúp các em học sinhnhanh chóng hình thành kỹ thuật dẫn bóng đồng thời cũng nhằm nâng cao chấtlượng thi đấu môn bóng rổ cho học sinh trường Tiểu Học Thanh Xuân Trung. 21.3. Đối tượng nghiên cứu Là một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ.1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này tôi xác định nhiệm vụ sau. + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số một số bài tập bổ trợgiúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ. + Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiêm vụ của đề tài tôi đó sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau. + Phương pháp trò chơi: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm giúp học sinh lớp 1học tốt môn bóng rổ. + Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát giờ tập luyện của các em học sinh lớp 1A6 trường tiểu họcThanh Xuân Trung để đánh giá hiệu quả của bài tập cũng như sự tiến bộ của họcsinh trước và sau buổi tập. Từ đó tôi có sự điều chỉnh trong các phương pháp bài dạy. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Sau khi sác định và lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với học sinhtôi đó tiến hành thực nghiệm trên hai mẫu giáo án: + Lớp 1a5 tập luyện bình thường theo nội dung và giáo án giờ học chínhkhóa. + Lớp 1a6 tập luyện theo nội dung, phương pháp đó được tôi lựa chọntrong giờ thể dục.1.6. Tổ chức nghiên cứu.Tôi tổ chức nghiên cứu theo từng giai đoạn: - Giai doạn 1: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020. + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài . + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất. - Giai đoạn 2: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020. + Phân tích tổng hợp tài liệu. - Giai đoạn 3: Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021. + Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. + Thu thập và xử lý số liệu + Viết kết luận và kiến nghị đề tài. + Đánh máy hoàn thiện đề tài. 3 2. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu2.1.1. Phương pháp trò chơi. Môn bóng rổ là một môn mới, luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việcgiảng dạy đơn thuần không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập. Chínhvì vậy trong các tiết dạy nội dung thể thao tự chọn với môn bóng rổ khi học vàôn kỹ thuật mới, giáo viên luôn giành một khoảng thời gian cho hoạt động tròchơi định hướng chuyên môn. *Trò chơi 1: “Dẫn bóng nhanh”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham giatương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. + Cách chơi: Mỗi đội chia số lượng đứng đối diện thành hai hàng dọckhoảng cách nhau là 10m, khi có hiệu lệnh của trọng tài học sinh thứ nhất củatừng đội chạy dẫn bóng trao cho đồng đội thứ hai của đội mình, cứ như vậy độinào về trước , không phạm quy thì đội đó giành chiến thắng. Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát triểnkhả nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: