Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.09 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của việc nghiên cứu giải pháp là dẫn dắt học sinh nắm chắc các yếu tố cơ bản của hình thang tự tìm ra cách xây dựng công thức tính diện tích hình thang. Từ đó phát triển năng lực giải các bài toán về hình thang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang PHÒNG GD-ĐT HUYỆN KIÊN LƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIÊN LƯƠNG 1 ******* MÔ TẢ SÁNG KIẾN“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5HỌC TỐT CÁC BÀI TOÁN VỀ HÌNH THANG”  Người viết: Nguyễn Mỹ Lệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị; Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 Năm học: 2016 – 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Kiên Lương ngày 3 tháng 5 năm 2017 MÔ TẢ SÁNG KIẾNMã số:……………………………………………………………………………1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt các bài toán về hình thang.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Sáng kiến được nghiên cứu áp dụng cho học sinh lớp 5 trong việc nhận diệnhình, tìm diện tích và sử dụng kiến thức cơ bản một cách linh hoạt ở từng bàitoán.3. Mô tả bản chất của sáng kiến:3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Học sinh chưa tích cực, khả năng trình bày diễn đạt còn hạn chế. Việc vậndụng công thức tính về các yếu tố của hình thang không linh hoạt, các em khônghiểu thực sự bản chất của các công thức tính và các yếu tố của hình thang.3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:3.2.1 Mục đích của giải pháp: Mục đích của việc nghiên cứu giải pháp là dẫn dắt học sinh nắm chắc các yếutố cơ bản của hình thang tự tìm ra cách xây dựng công thức tính diện tích hìnhthang. Từ đó phát triển năng lực giải các bài toán về hình thang. 3.2.2 Nội dung giải pháp: Sau đây là một số giải pháp cụ thể: 1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các yếu tố của hình thang và mối quan hệcủa nó: - Học sinh hình thành biểu tượng về hình thang qua vật thật hoặc ảnh thật,hình vẽ… - Học sinh chỉ ra được cặp cạnh đối diện không song song với nhau gọi là haicạnh bên. - Chỉ ra được cặp cạnh đối diện song song với nhau gọi là hai cạnh đáy củahình thang. - Chiều cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy. Hìnhthang có một chiều cao nhưng có nhiều đường cao (các đường cao hạ từ đỉnhxuống cạnh đáy đối diện đều bằng nhau) - Yêu cầu học sinh thực hiện ở mục 1 là tự vẽ được hình thang, đặt tên hìnhthang, đọc và ghi lại hai đáy hình thang, hai cạnh đối diện, đường cao.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tính diện tích hình thang, chiều caohình thang, tổng độ dài hai đáy. - Phương pháp tốt nhất là hướng dẫn học sinh cắt ghép hình để xây dưng côngthức tính diện tích hình thang qua bốn buốc sau: + Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng: hình thang làm bìa cứng, kéo, êke, thước, chì. + Bước 2: Thực hành cắt ghép(HS tự làm),.Lấy trung điểm I của canh bên BC.Nối A với I . Dùng kéo cắt theo đường AI . Ghép cạnh BI trùng với cạnh IC. Ta được hình tam giác AQD + Bước 3: Nhận xét (GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét) . Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hính tam giác AQD. . Cạnh đáy DQ của tam giác AQD bằng tổng độ dài hai cạnh đáy lớn và đáy bécủa hình thang ABCD (DQ = DC + CQ) A B I Q D H C . Chiều cao AH của hình tam giác ADQ cũng là chiều cao của hình thangABCD+ Bước 4: Xây dựng quy tắc, lập công thức tính diện tích hình thang( ví dụ cụthể) Ví dụ: Tính diện tích hình thang ABCD nếu đáy lớn = 5cm, đáy bé = 4cm,chiều cao AH = 3cm. Diện tích hình tam giác ADQ là: (DQ x AH): 2 = 9 x 3 : 2 = 13,5 (cm2) Mà DQ = (DC + CQ) Nên: (DQ x AH) :2 = (DC + CQ ) x AH : 2 = (5 + 4) x 3 : 2 = 13,5(cm2) Vậy diện tích của hình thang: :(5 + 4) x 3 : 2 = 13,5 (cm2) Qua dó học sinh rút ra qui tắc tính diện tích hính thang như sau: Muốn tínhdiện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao(cùng đơn vịđo ) rồi chia cho 2 Từ đó xây dựng công thức tính diện tích hình thang Nếu gọi : S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy bé, h là chiều cao.Ta có công thức: S = (a + b ) x h : 2 (a, b, h cùng đơn vị đo)3. Rèn kĩ năng giải toán về tính diện tích hình thang qua 4 bước: Bài toán: Một thửa ruộng hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 22,5 m, và21,5 m, chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy.Trung bình cứ 100m2 thuhoạch 69 kg thóc. Tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng. + Bước 1: Tìm hiểu bài toán: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ( đáy lbé = 22,5cm,đáy lớn =21,5cm,chiều cao bắng TB cộng 2 đáy, 100m2 : 69kg và bài toán hỏi:thửa ruộng thu bao nhiêu kg thóc?) + Bước 2: Lập kế hoạch giảiMuốn tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng ta cần phải biết gì? (Diện tích thửaruộng)Muốn tính diện tích của thửa ruộng ta phải biết gì? (đáy bé, đáy lớn, chiều cao)Theo bài ra ta phải tìm yếu tố nào? ( chiều cao)Học sinh nêu cách tìm chiều cao? Diện tích? Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng? + Bước 3: Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: