Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì nếu công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt thì nhất định chất lượng giáo dục của lớp học cũng sẽ được nâng lên. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung đề tài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠYA. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện vềĐức - Trí - Thể - Mĩ. Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì nếucông tác chủ nhiệm lớp được làm tốt thì nhất định chất lượng giáo dục của lớp họccũng sẽ được nâng lên. Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài côngtác chủ nhiệm lớp để nghiên cứu, thực hiện và đạt được kết quả tốt. Tôi xin chia sẽ“Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy” đến quý đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện.B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG Năm học 2019 -2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4.1 với tổng số 35/29học sinh (Dân tộc: 01/01 em; học sinh khác xã: 04/03 em; Hộ nghèo: 02 em, cậnnghèo: 01 em). 1/ Thuận lợi - Được Ban giám hiệu quan tâm và đã tạo mọi điều kiện để tôi làm tốt công tácchủ nhiệm lớp. - Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, luôn nhiệt tình trong côngtác, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Đa số học sinh có lối sống, đạo đức tốt; học đúng độ tuổi và có đủ đồ dùnghọc tập. - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học của con mình. 2/ Khó khăn - Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ là bổn phận và trách nhiệm của nhàtrường mà đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác vài gia đình gửi con ở vớiông bà để tiện việc đi làm ăn xa nên việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia 1đình gặp nhiều khó khăn. - Học sinh của lớp được lựa chọn ở nhiều lớp trong năm học trước (lớp 3) nênchưa có nề nếp cũng như hoạt động và cách sinh hoạt chung. - Bên cạnh đó, các em còn nhỏ nên ý thức tự học, tự chấp hành nội quy chưa cao. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để làm tốt công tác chủ nhiệm, tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau: 1/ Đối với công tác tổ chức lớp Lớp tôi đi vào nền nếp ngay từ đầu năm học từ những việc cụ thể như: a) Xây dựng nội quy lớp học: - Tôi cho mỗi em tự viết nội quy về những điều mà em cần thực hiện (chỉ có tựmình viết ra thì mới nhớ), sau đó mỗi em tự đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Tiếptheo tôi cùng cả lớp thảo luận về nội quy của các bạn đưa ra, tất cả các em đều đượctham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào thấy khó thực hiện tôi sẽgiải thích và giúp các em làm tốt hơn. - Cuối cùng tôi chốt lại nội quy của lớp. Ví dụ: 1, Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (phụ huynh gặp trực tiếp hoặcgọi điện thoại cho giáo viên). 2, Trong giờ học trật tự nghe giảng bài, chú ý phát biểu xây dựng bài, khônglàm việc riêng, có ý thức tự học và hoàn thành nhiệm vụ học tập (ở lớp và ở nhà). 3, Lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi; đoàn kết,giúp đỡ bạn bè; thương yêu các em nhỏ. 4, Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân và tham gia làm tốt vệsinh trường lớp. 5, Không nói tục, chửi thề, đánh nhau. 6, Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và lớp tổ chức. 7, Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Không viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng,tường. 2 8, Chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. b) Chia tổ và sắp xếp chỗ ngồi: - Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tậptương đối đồng đều. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề phải cân nhắc, làm sao để lựachọn bạn ngồi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làmviệc theo nhóm thuận tiện. Ví dụ: Xếp một em ít nói, ít phát biểu ngồi cùng một bạn học khá, năng độnghay xếp một em nam tính tình hiếu động hay mất trật tự ngồi cùng một bạn nữ ngoanngoãn, chăm chỉ; xếp học sinh hay trêu chọc bạn ngồi ở phía trên gần giáo viên để tôidễ quan tâm, quản lí; xếp em thấp ngồi phía trước, em cao ngồi phía sau để đảm bảocác em đều nhìn lên bảng lớp được rõ... - Xếp chỗ dàn đều số học sinh giỏi khá nổi trội giữa các tổ để tạo sự cân bằngtrong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn; mỗi bàn có 2 đối tượng học sinh khôngđều trình độ để em khá hơn sẽ kèm cặp, giúp đỡ bạn. Tuy nhiên cũng có sự thay đổichỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí (thay đổi chỗ ngồi ít nhất 2 lần/nămhọc/em). Cụ thể lớp tôi chia làm 3 tổ (tổ 1 và tổ 2 có 12 em, tổ 3 có 11 em). c) Bầu ban các sự lớp: - Ngay trong tuần học ôn tập (chưa vào tuần 01), tôi họp lớp để cho học sinhbầu Ban cán sự lớp. Tôi nêu tiêu chuẩn cũng như phân tích để các em hiểu rõ về vaitrò và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban các sự, sau đó để các em ứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: