Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.15 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là giáo viên tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 2 có khả năng đọc đúng trong giờ Tập đọc, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ở mỗi học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2. Hệ thống được một số lỗi phát âm, lỗi đọc sai của học sinh lớp 2/4 thường mắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ở bậc Tiểu học nói chung và khối lớp hai nói riêng, vấn đề giảng dạy và truyềnthụ kiến thức cho các em đó là cơ sở, là nền tảng ban đầu để học sinh tiếp tục học lêncác lớp khác. Song trong quá trình giảng dạy theo chương trình cải cách giáo dục củanền giáo dục nước nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bât cập, một số vấn đề còn chưagiải quyết được. Đặc biệt ở học sinh lớp hai, các kĩ năng nghe nói đọc viết của các emcòn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Vì vậy, đểgiúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh dạn nghiêncứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để viết lên đề tài “Một số giảipháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ”, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáodục, nâng cao chất lượng học sinh khối lớp hai. 2.Mục tiêu - Giáo viên tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 2 có khả năng đọc đúng tronggiờ Tập đọc, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ởmỗi học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2. - Hệ thống được một số lỗi phát âm, lỗi đọc sai của học sinh lớp 2/4thường mắc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu -Giúp các em có khả năng đọc đúng, làm chủ được tốc độ đọc; học sinh saymê, hứng thú khi học Tập đọc. - Biết lỗi mình thường mắc, biết tự sửa lỗi, tự rèn kỹ năng đọc đúng chobản thân trong giờ Tập đọc và trong các giờ học khác. - Ý thức tự giác sửa lỗi phát âm, lỗi đọc ở tất cả các môn học và tronggiao tiếp hàng ngày. 4.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4.1.Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này chủ yếu là nghiên cứu một số giải pháp rèn chohọc sinh lớp 2 đọc chậm tiến bộ. 4.2.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2.4 Trường Tiểu học Hiếu Thành. 5.Phương pháp nghiên cứu +Phương pháp trực quan. + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Phương pháp động não. + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp thuyết trình. + Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê. II. Nội dung 1.Cơ sở lý luận Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọngbởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em đượccủng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác củaTiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèncho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọcđúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ… Nó làchìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra nhữngtinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bảnlà một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặtkhác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài vănbài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọcđúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tảcảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm . Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ giúp cácem phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học tập, các em sẽđọc thông, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá trình giao tiếp với mọingười xung quanh. 2. Thực trạng 2.1.Thuận lợi - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập - Cơ sở vật chất đầy đủ. - Được sự quan tâm giúp đỡ của anh chị em đồng nghiệp và ban giám hiệutrường. - Học sinh cố gắng siêng năng trong học tập. 2.2.Khó khăn - Trường Hiếu Thành điểm Kinh B là một trường vùng sâu của huyện VũngLiêm, đa số các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại ảnh hưởng đến việc họctập của các em. - Đa số gia đình phụ huynh học sinh còn nghèo, bận lo việc đồng áng ít có thờigian quan tâm chăm lo cho việc học của các em, chủ yếu là giao phó cho giáo viên. - Ngay từ khi nhận lớp tôi đã lên kế hoạch khảo sát và nhận thấy học sinh họctiếng việt còn yếu đặc biệt là về khả năng đọc của các em. * Dựa vào những cơ sở trên bản thân tôi suy nghĩ phải đề ra “Một số giải phápgiúp học sinh đọc chậm tiến bộ” 3. Giải pháp thực hiện Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục nhữngnguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp cụ thểsau: Giải pháp 1: Giáo viên phải đọc tốt. - Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọcđúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyệnbản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọcchưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện đượccảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiếtkế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài. Giáo viên phảichú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất lànhững tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinhphát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. - Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phươngpháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. - Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để họcsinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. - Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiềucàng tốt. Giải pháp 2: Rèn phát âm đúng cho học sinh. Để rèn luyện cho học sin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: