Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các bài toán mở cho học sinh lớp 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 427.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học và ngược lại. Hoạt động thực hành và đưa trò chơi học tập vào giải các bài toán mở. Đổi mới hình thức tổ chức lớp học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các bài toán mở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các bài toán mở cho học sinh lớp 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình. Chúng tôi gồm: Tỷ lệ (%) đóng Nơi công góp vào việc tạo tác Trình độ Ngày tháng Chức ra sáng kiến Họ và tên (hoặc nơi chuyênTT năm sinh danh (ghi rõ đối với thường môn từng đồng tác giả, trú) nếu có)1 Bùi Thị Sơn 01/6/1966 THTT HT ĐH 20%2 Nguyễn T Bích Thủy 30/11/1968 THTT PHT ĐH 20%3 Bùi T Hạnh Phúc 19/12/1970 THTT PHT ĐH 20%4 Nguyễn T Bích Liên 12/01/1979 THTT GV CĐ 20%5 Phạm Bích Hà 28/4/1973 THTT GV ĐH 20% Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các bài toán mở cho học sinh lớp 1 I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Dạy môn Toán lớp 1C. II. THỜI GIAN ÁP DỤNG: 02 năm học ( 2014 – 2015, năm học 2015-2016). - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/9/2014 III. . MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến Khả năng vận dụng các bài toán mở chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào làm toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đã ra cho học sinh đọc- hiểu- biết hướng giải, để viết phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Học sinh thực hành thành thạo các bài toán mở góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Thực tế qua nhiều năm trực tiếp quản lí và giảng dạy ở khối lớp 1, trong quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy phần dạy các bài toán mở chiếm thời gian tương 1đối nhiều, nhưng thực tế việc dạy và học các bài toán mở vẫn chưa đạt được kếtquả cao. Bởi vì đối với lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năngtư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung họcsinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bàitoán mở các em có thể nhẩm đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặclý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy,các em thực sự lúng túng khi thực hành các bài toán mở. Một số em chưa biết tómtắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợpđể trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạnchế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biệnpháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dậpkhuôn, bắt chước. Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng caochất lượng dạy học các bài toán mở cho học sinh lớp 1 mong tìm ra những giảipháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nói riêng vàmôn Toán 1 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toánmở khó và phức tạp ở các lớp trên. 1.1. Giải pháp cũ thường làm 1.1.1. Nội dung giải pháp Khi dạy và học các bài toán mở ở lớp 1 giáo viên thường thực hiện theo quytrình và theo các bước sau: Bước 1: Nêu yêu cầu của đề bài. Bước này yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài, nhớ những dũ kiện bài toánđã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài. Học sinh phải hiểu bàitoán cho biết gì và bài toán yêu cầu gì. Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào. Bước 2: Nêu bài toán phù hợp với tranh vẽ. Dựa vào việc nhận dạng tranh vẽ ở bước 1, hướng dẫn học sinh cách giải bắtđầu từ yêu cầu đề bài toán. 2 Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? Những điềuđó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào, dựa vào đâu để tìm? Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được cách giải đáptừ những dữ kiện cho sẵn trong đề bài. Bước 3: Viết phép tính phù hợp với bài toán. Bước 4: Kiểm tra kết quả - Nêu các bài toán tương tự . 1.1.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp cũ. Ưu điểm: + Giáo viên hướng dẫn học sinh biết nêu bài toán phù hợp với tranh vẽ + Học sinh viết được 1 đến 2 phép tính phù hợp với 1 đến 2 bài toán vừanêu qua quan sát tranh vẽ. Nhược điểm: + Phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng nề, chưa phù hợp với đặc điểm tâmsinh lí của học sinh tiểu học, chưa phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, mangtính giảng giải , thuyết trình nhiều. Điều đó thể hiện qua một số tình trạng sau: + Học sinh nhớ các dạng toán một cách máy móc. + Học sinh ngại học các bài toán mở, dẫn đến không tự tin khi làm bài. Trong quá trình quản lí và giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt là ở các lớp 1,chúng tôi nhận thấy HS rất lúng túng thậm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: